Sau phiên lao dốc đầu tuần, chứng khoán Việt Nam có nhịp hồi kỹ thuật quan trọng khi mở cửa phiên sáng 4/10. Tuy nhiên, bên mua vẫn tỏ ra bị yếu thế và khiến thị trường đảo chiều nhiều lần, nhất là về cuối ngày.
VN-Index có thời điểm xuyên thủng mốc 1.070 điểm trước khi kịp hồi phục nhẹ trong giờ ATC. Chỉ số kết phiên giảm thêm 8,3 điểm (-0,76%) về còn 1.078,14 điểm; nối tiếp hai phiên đi xuống với tổng mức giảm gần 54 điểm.
Các chỉ số chứng khoán tại Hà Nội cũng đảo chiều vào sắc đỏ về cuối ngày. Trong đó HNX-Index giảm 2,56 điểm (-1,07%) còn 235,61 điểm. UPCoM-Index giảm 0,46% về còn 82,38 điểm.
VN-Index giằng co mạnh nhưng kết phiên vẫn giảm điểm. Đồ thị: TradingView.
Tâm điểm gây áp lực lên thị trường đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ. Trong đó bộ chỉ số đại diện nhóm vốn hóa vừa VNMID lao dốc 2,04% và VNSML của nhóm vốn hóa nhỏ rơi 1,63%. Trong khi nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 chỉ giảm nhẹ 0,39%.
Rổ chỉ số VN30 thực tế có sự phân hóa rất lớn khi một số mã bứt phá và một số mã khác lùi sâu. Trong đó đại diện ngành thép là HPG của Hòa Phát tiếp tục xu hướng tiêu cực với mức giảm 4,6% còn 18.850 đồng, các mã thép khác như HSG, NKG, TLH cũng chìm trong áp lực bán tháo.
Cổ phiếu bán lẻ cũng phân hóa lớn khi MSN của Masan dẫn đầu nhóm đi xuống với mức giảm 3,7% còn 90.500 đồng, các mã khác như DGW của Digiworld lao dốc 4,7%, PET của Petrosetco mất 2,8% hay FRT của FPT Retail giảm 1,8%.
Cổ phiếu ngân hàng phân hóa tương tự với nhóm tiêu cực có thể kể đến CTG của VietinBank rơi 3,9% về 20.750 đồng, BID rớt giá 1,7% còn 31.000 đồng, ACB giảm 2,8% xuống 21.000 đồng hay SHB lao dốc 3,4% về 11.500 đồng...
Nhóm bất động sản và xây dựng không nằm ngoài vòng xoáy khi một loạt cổ phiếu lại rơi vào cảnh bán sàn. Các mã NVT, VCG giảm kịch sàn hay nhóm CTD, CEO, DXG, LDG đã lộ giá sàn khi kết phiên.
Nhiều cổ phiếu khác cũng diễn biến tiêu cực có thể kể đến GVR của Tập đoàn Cao su lao dốc 6,2% về sát giá sàn ở 18.250 đồng. Cổ phiếu thủy sản có IDI giảm sàn, dệt may có TNG giảm đến 8,6% hay phân bón DCM giảm hết biên độ.
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: FireAnt.
Ở chiều ngược lại, VIC lại bất ngờ khi đảo chiều trong những phút cuối để tăng một mạch lên mức cao nhất ngày, tăng ngược đến 2,7% đạt 57.000 đồng. Các mã liên quan như VHM và VRE thuộc hệ sinh thái này cũng kết phiên trong sắc xanh.
Cổ phiếu bia SAB của Sabeco tăng mạnh 3,2% lên 188.000 đồng, đại diện ngân hàng VCB tăng ngược 1% đạt 71.300 đồng, cổ phiếu bán lẻ MWG đi ngược ngành tăng đến 2,3% ở mức 61.000 đồng.
Một số mã tăng mạnh đáng chú ý khác có cổ phiếu vận tải biển HAH tăng 6,4% lên 41.500 đồng, AGG của An Gia tăng gần 6% hay sắc tím xuất hiện ở DSC, CMT, NTH, STG...
Thanh khoản thị trường vẫn không có nhiều đột biến với tổng giá trị giao dịch nhích nhẹ lên mức 13.551 tỷ đồng. Trong đó giá trị khớp lệnh sàn HoSE tăng hơn 2% so với hôm qua đạt mức 10.306 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn trong trạng thái tiêu cực khi vẫn bán ròng lượng lớn trên thị trường. Tại HoSE, nhóm này mua vào 1.182 tỷ và bán ra 1.654 tỷ, tương đương bán ròng hơn 472 tỷ đồng. Các mã bị xả mạnh vẫn là các cái tên quen thuộc HPG, STB và SSI.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy