Chính sách thay đổi
Đáp lại những lo ngại về xu hướng lãi suất đang gia tăng, ngay những ngày đầu năm mới này, nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã bất ngờ điều chỉnh giảm 0.5% lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Diễn biến này khiến biến số lãi suất trong năm càng đoán định.
Dù vậy, bên cạnh những dự báo các yếu tố có thể đẩy lãi suất gia tăng như lạm phát, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương (NHTW) toàn cầu hay nguy cơ mất giá tiền tệ, vẫn có những cơ sở kỳ vọng sẽ giúp lãi suất duy trì được sự ổn định như trong suốt giai đoạn vừa qua.
Đầu tiên là việc Việt Nam và một loạt ngân hàng được nâng xếp hạng tín nhiệm gần đây, cho thấy năng lực tài chính và uy tín của quốc gia lẫn các ngân hàng tiếp tục được cải thiện. Đây cũng là yếu tố góp phần giúp Chính phủ có thể vay vốn rẻ hơn, trong khi các ngân hàng cũng chứng tỏ được thương hiệu của mình, thu hút tiền gửi mà không phải chịu áp lực tăng lãi suất quá lớn.
Đối với những ngân hàng yếu kém, lộ trình tái cơ cấu rõ ràng hơn, kèm theo hàng loạt giải pháp hỗ trợ từ nhà điều hành đã được luật hóa chính thức qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 15/01/2018, đặc biệt là có khả năng tiếp cận các kênh vốn hỗ trợ từ NHNN, nên cũng sẽ không cần phải khơi mào cho các cuộc đua lãi suất như giai đoạn trước đây.
Với việc nhà điều hành thắt chặt tín dụng trở lại, kèm theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 chỉ đặt ở mức 14%, bên cạnh dòng vốn được kiểm soát chặt chẽ hướng vào các nhóm ngành sản xuất, điều này sẽ giúp hạ nhiệt các thị trường tài sản như bất động sản hay chứng khoán, khiến dòng tiền rót vào các thị trường này có thể chững lại vì kỳ vọng sinh lời tiềm năng đã giảm xuống. Khi đó, dòng tiền nhàn rỗi có thể tìm lại với kênh tiền gửi ngân hàng như là một kênh trú ẩn an toàn.
Ngoài ra, với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể làm chậm lại quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ vì lo ngại những rủi ro như kinh tế giảm tốc, chiến tranh thương mại hay chứng khoán Mỹ lao dốc, theo đó số lần cắt giảm lãi suất trong năm 2019 sẽ giảm xuống đáng kể, thậm chí thị trường còn kỳ vọng sẽ không có thêm lần tăng lãi suất nào trong năm nay, cũng sẽ giúp giảm áp lực lên chính sách tiền tệ của các nền kinh tế khác như Việt Nam.
Nội lực các ngân hàng gia tăng
Đáng lưu ý, trong năm nay các ngân hàng sẽ phải đẩy nhanh tiến độ tăng vốn điều lệ/vốn tự có để đảm bảo đáp ứng các chuẩn an toàn theo Basel II, đặc biệt là cách tính hệ số an toàn vốn mới theo thông tư 41/2016/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2020. Trong số 10 ngân hàng thí điểm, thì đến cuối năm vừa qua chỉ mới có 3 ngân hàng công chính thức công nhận tuân thủ Basel II là Vietcombank, VIB và OCB.
Trái với ý kiến cho rằng việc tăng vốn điều lệ sẽ làm tăng chi phí vốn của ngân hàng, theo người viết bài này việc tăng mạnh vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng giảm được tỷ lệ đòn bẩy vốn, theo đó sẽ không chịu áp lực quá lớn về việc tăng trưởng huy động vốn trên thị trường dân cư, thậm chí có thể giảm lãi suất huy động đầu vào.
Vì khi nội lực tài chính gia tăng với nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh, ngân hàng sẽ có nguồn thanh khoản dồi dào hơn, không chỉ đảm bảo đáp ứng các tỷ lệ an toàn thanh khoản, gón vốn đầu tư hay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã giảm từ 45% xuống 40% đầu năm nay, mà còn có thể đẩy mạnh kinh doanh từ hoạt động tín dụng sang đầu tư, góp vốn, đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm bớt sự phụ thuộc lên nguồn vốn huy động.
Thực tế cũng cho thấy điều này, đơn cử như tại ngân hàng Techcombank sau khi IPO thành công trong tháng 4/2018 và thu về 21,000 tỷ đồng từ việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, ngay sau đó Techcombank đã có 3 lần liên tiếp giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn. Còn nếu tính trong 6 tháng đầu năm 2018, ngân hàng này đã có đến 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi. Rõ ràng với nguồn vốn chủ sở hữu tăng đột biến, Techcombank đã có cơ hội giảm mạnh lãi suất huy động đầu vào vì nguồn vốn trở nên dư thừa.
Nếu nhìn vào bức tranh năm 2019 này, trong khi tín dụng bị kiểm soát chặt hơn nhưng các ngân hàng lại buộc phải tăng mạnh vốn điều lệ, nếu tăng vốn thành công sẽ đẩy các tỷ lệ an toàn thanh khoản lên, khiến thanh khoản của các ngân hàng trở nên dồi dào hoặc thậm chí dư thừa. Và đứng ở góc độ quản trị tài chính và tối ưu hóa dòng tiền, dĩ nhiên các ngân hàng sẽ không muốn để thanh khoản nằm yên một chỗ, vì vậy nếu không thể đẩy mạnh cho vay hay kinh doanh, đầu tư thì buộc phải chủ động tiết giảm nguồn vốn huy động đầu vào bằng cách giảm lãi suất huy động và có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
BIDV gần đây công bố đã tìm được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, trong khi Vietcombank mới chính thức được NHNN phê duyệt tăng vốn điều lệ thông qua việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là GIC và Mizuho với tổng giá trị bán trên 270 triệu USD. Sự mở màn năm mới của 2 ông lớn này cho thấy các ngân hàng đang tích cực đẩy nhanh tăng vốn và kỳ vọng sẽ tác động tích cực lên lãi suất như đã nói.
Ở chiều ngược lại, nếu không thể tăng vốn điều lệ thành công thì với hệ số an toàn vốn (CAR) của một số ngân hàng vốn đã cận kề mức quy định như hiện tại là 9% và theo chuẩn mới của TT 41 là 8%, thì các ngân hàng này cũng không thể đẩy mạnh cho vay, do đó cũng không có động lực tăng cường huy động vốn bằng mọi giá, mà câu chuyện của Vietinbank là một ví dụ cụ thể nhất.
Song song đó, cùng với kết quả xử lý nợ xấu vẫn tiếp tục tiến triển khả quan với nhiều giải pháp đột phá, cũng như sự bắt tay vào cuộc và hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý, các ngân hàng cũng có thể tiếp tục giải phóng được lượng vốn mắc kẹt, từ đó có thêm động lực giảm lãi suất hoặc ít nhất là giữ ổn định như hiện tại.
Khi nội lực tài chính gia tăng với nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh, ngân hàng sẽ có nguồn thanh khoản dồi dào hơn, không chỉ đảm bảo đáp ứng các tỷ lệ an toàn thanh khoản, gón vốn đầu tư hay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã giảm từ 45% xuống 40% đầu năm nay, mà còn có thể đẩy mạnh kinh doanh từ hoạt động tín dụng sang đầu tư, góp vốn, đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm bớt sự phụ thuộc lên nguồn vốn huy động. |
Theo FILI
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy