Tin liên quan
Sự việc Bộ Tài chính tuần qua yêu cầu BIDV và VietinBank chia cổ tức bằng tiền mặt thu hút sự chú ý của những người quan tâm khi hai NH này có vốn Nhà nước chi phối. Trước hết phải xác định, khu vực NH giữ vai trò quan trọng, sự phát triển mạnh và bền vững của nó sẽ tạo điểm tựa vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế. Nhất là khi Việt Nam, hơn 80% nguồn vốn phát triển kinh tế đến từ hệ thống NH.
Để hệ thống NH đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đòi hỏi hệ thống NH Việt Nam phải có cấu trúc phát triển hợp lý, đa dạng về sở hữu, quy mô để có thể phát triển đầy đủ các phân khúc thị trường; tạo ra những NH lớn có đủ năng lực tài chính, năng lực quản trị tầm vóc khu vực và quốc tế, tạo sức lan tỏa cho sự phát triển hệ thống.
Điều này cũng nằm trong định hướng phát triển hệ thống NH đến 2020 trong Đề án 254 của Chính phủ về tái cơ cấu hệ thống NH đến năm 2020 là phải có ít nhất từ 2 đến 4 NH lớn mang tầm khu vực và quốc tế.
Ảnh minh họa.
Với sức mạnh và tiềm năng hiện tại, BIDV và VietinBank tiếp tục tập trung phát triển thành những NH lớn là sự lựa chọn không tồi. Trên thực tế hai NH này đã xây dựng kế hoạch phát triển đến 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030. Theo đó, những giải pháp xây dựng đến năm 2030 của hai NH này là phát triển thành một định chế tài chính có quy mô hoạt động như một tập đoàn tài chính lớn. Trong đó hoạt động NH là trụ cột, không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực để trở thành NH có quy mô tầm ảnh hưởng ở quốc tế.
Một trong những yếu tố quan trọng để hai NH này đạt được định hướng chiến lược, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hữu quan. Hỗ trợ về việc nâng cao năng lực tài chính đối với các NH này có ý nghĩa quyết định, bởi qua đó các NHTM này tăng quy mô tài sản, mở rộng mạng lưới hoạt động ra nước ngoài. Bên cạnh đó còn cần phải tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, không có bất cứ rào cản và các biện pháp quản lý hướng tới cơ chế thị trường, quản lý gián tiếp bằng các biện pháp kinh tế, hơn là biện pháp hành chính cho các NHTM hoạt động trong đó có BIDV và VietinBank.
Chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu của BIDV, giữ lại lợi nhuận chưa trả cổ tức của VietinBank là một trong những giải pháp chiến lược để tăng quy mô vốn, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định. Nếu phải trả cổ tức bằng tiền mặt như yêu cầu của Bộ Tài chính vừa qua, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của cả hai NH này đều có thể hụt sâu dưới mức tối thiểu quy định, sẽ hạn chế, cũng như khó thúc đẩy kinh doanh mạnh hơn trên thực tế, đặc biệt là trong việc yêu cầu thực hiện chuẩn mực Basel 2 về tăng cường sức mạnh và an toàn hệ thống NH.
Điều này cũng gắn với lợi ích của Nhà nước, nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế sẽ bị hạn hẹp, bởi tín dụng của 2 NH này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Trong khi Chính phủ đang dồn quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn, với tầm nhìn dài hạn thì còn ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh, bền vững của cả hệ thống NH.
Việc Bộ Tài chính yêu cầu BIDV và VietinBank phải nộp cổ tức bằng tiền mặt, trước mắt có thể tăng thu ngân sách, giảm phần nào áp lực cho Bộ Tài chính trong việc thực hiện kế hoạch thu đã được Quốc hội phê duyệt. Song tính lợi ích tổng thể, dài hạn cần có sự cân nhắc để đảm bảo sự phát triển của cả nền kinh tế.
Nên đọc
Theo Thời báo Ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy