Tin liên quan
Chủ tịch Tập cùng cộng sự còn rất nhiều việc phải làm với tham vọng OBOR. Ảnh: Getty
Giới chức Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình từ nhiều năm qua luôn tỏ ra rất quyết tâm với đại dự án ‘Một vành đai – Một con đường (OBOR)’, hay còn được gọi với cái tên ‘Con đường tơ lụa phiên bản 2’, nối cực đông Trung Quốc tới tận châu Âu, đồng thời đi qua một loạt quốc gia châu Á.
Đại dự án của người Trung Quốc được kì vọng sẽ không chỉ mang lại lợi ích trong tương lai, mà còn ở thời điểm hiện tại, với bối cảnh các ngành công nghiệp Trung Quốc đang khủng hoảng dư cung trầm trọng, trong khi các quốc gia láng giềng cần hàng nghìn tỉ USD đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, thất bại trong việc giành được một dự án xây dựng đường sắt gần đây ở Thái Lan đang dấy lên nghi ngại về tương lai của OBOR.
Truyền thông Thái Lan những ngày qua đưa tin về việc chính quyền nước này từ chối lời đề nghị giúp đỡ xây dựng một dự án đường sắt nối thủ đô Bangkok tới thành phố biên giới giáp Lào Nong Khai.
Theo đó, Chính phủ Thái chỉ trích rằng đằng sau lời đề nghị hỗ trợ tài chính và xây dựng của dự án đường sắt là những điều khoản ràng buộc ảnh hưởng tới lợi ích nước này.
Cụ thể, giới chức Trung Quốc yêu cầu quyền khai thác – phát triển thương mại khu nhà ga cũng như toàn bộ tuyến đường sắt dài hơn 600 km.
“Chúng tôi đã nói với người Trung Quốc rằng sẽ không có sự đánh đổi đất đai nào hết”, Arkhom Termpittayapaisith, bộ trưởng Giao thông vận tải Thái Lan khẳng định trong một cuộc họp báo tại Băng Kok hôm thứ Sáu.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 29/04 tuyên bố trước Trung ương ĐCS Trung Quốc rằng cần phải đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xây dựng OBOR.
“Xây dựng tuyến đường phục vụ cho lợi ích của người Trung Quốc, tuy nhiên chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đối với quyền lợi của các quốc gia khác. Tôi hi vọng nhân dân ở tất cả các nước dọc theo OBOR đều cảm thấy có lợi từ dự án này”.
Mặc dù vậy, nhiều nhà quan sát nhận định thất bại vừa qua ở Thái Lan cho thấy Bắc Kinh sẽ không dễ gì thực hiện được tham vọng của mình, một khi vẫn giữ tư tưởng ‘nước lớn’.
“Khó khăn của Trung Quốc trong việc tiến hành xây dựng OBOR ở những quốc gia như Thái Lan là ví dụ điển hình của việc thiếu minh bạch trong chính sách đầu tư của Bắc Kinh”, Richard Jerram, nhà Kinh tế trưởng tại Bank of Singapore, nhận định, nhấn mạnh OBOR có thể là một công cụ phục vụ chính sách ngoại giao của ông Tập đối với các nước nhỏ trong khu vực, với việc đổi đầu tư lấy những điều kiện ràng buộc khác.
“Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở châu Á là rất lớn, tuy nhiên đối với những dự án có tính khả thi cao, chính quyền bản địa thường không thiếu vốn đến mức phải nhờ cậy tới hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh”, vị chuyên gia nói.
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy