Tin liên quan
Quy hoạch chưa nghĩ đến việc phải trả giá
Trận lụt ở Hà Nội ngày 25/5 diễn ra nặng nhất ở khu phía Tây, Tây Nam. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì, có phải do quy hoạch manh mún, không đồng bộ?
Các khu chung cư càng xây về phía Tây, Tây Nam thì càng ngập nhiều, đặc biệt là phía Hà Đông. Tất cả các khu đô thị mới sau này ở khu vực trên đều xây dựng trên cơ sở các hồ ao, ruộng lúa. Trước đây, nhân dân trồng lúa rất kinh nghiệm, chỗ nào trũng thì mới trồng lúa, còn cao ráo thì trồng hoa màu, cây cối. Ở cạnh đó, thường có ao hồ nhưng chúng ta lấp đi để xây dựng khu đô thị mới. Chúng ta không hề có cốt nền chuẩn của từng khu vực. Hiện nay, quy hoạch của chúng ta thiếu cốt nền. Chúng ta chỉ có cốt nền trên giấy thôi, khi thực hiện quy hoạch không ai làm.
Thứ hai, nguyên tắc khu đô thị đều phải có khu xử lý nước thải trước khi đấu nối với hệ thống chung thành phố. Ví dụ nếu thấp thì phải có hệ thống bơm áp đẩy, chuyển nước lên. Nhưng các chủ đầu tư đều ăn bớt mà không ai giám sát cả, cho nên hệ thống đấu nối của họ nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu. Cho nên, việc Hà Nội bị lụt vừa rồi tôi cho là tất yếu. Chỉ có chúng ta ngỡ ngàng thôi. Bởi vì chúng ta kỳ vọng vào quy hoạch thoát nước của Hà Nội giai đoạn II. Cái đó không phải là cơ bản, mà cái cơ bản là phải có cốt nền đô thị. Và cốt nền đô thị đó phải phân bổ hệ thống thoát nước, xây khu đô thị thì phải làm thoát nước.
Hiện nay, trong quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng mà chẳng có khu đô thị nào có hồ cả, thậm chí Linh Đàm là khu đô thị kiểu mẫu nhưng hồ cũng lấp đi một phần. Đó là một hiện trạng bất cập của việc quản lý quy hoạch rất kém.
Ông có thể nhận định cụ thể hơn về quy hoạch của Hà Nội hiện nay?
Quy hoạch của chúng ta là quy hoạch trên giấy, quy hoạch cứ vẽ ra mô hình 3D để cho đẹp thôi. Đẹp lòng chính quyền và đẹp lòng ai đó chứ quy hoạch đó không khả thi. Điều này rất nguy hiểm trong quy hoạch đô thị. Khi chưa mở rộng, Hà Nội không hề bị ngập. Sau này Hà Nội nhập Hà Tây về thì ngập càng lớn, vì do quản lý xây dựng và quy hoạch kém. Phải nhận thức rõ như vậy. Cho nên, dù có 10 nghìn tỷ hay 20 nghìn tỷ đồng chăng nữa thì cũng không giải quyết được. Thoát được chỗ này thì sẽ ngập sang chỗ khác. Nguyên tắc của thiên nhiên là lấy cái gì từ thiên nhiên thì phải trả lại thiên nhiên cái đó. Ví dụ, ở khu vực này có một cái đầm 10 ha, do yêu cầu phát triển đô thị phải lấp cái đầm đó để xây một khu đô thị mới 10 ha, thì phải đào một cái đầm ở một vị trí khác tương ứng để đó là nơi vừa giữ sinh thái, vừa trữ nước, vừa thoát nước.
Khi quy hoạch, chúng ta chỉ nghĩ được khoảng 10 năm thôi, chứ không nghĩ đến trả giá sau này. Trận mưa vừa rồi là cảnh báo, chúng ta đang nhận hệ quả của biến đổi khí hậu nhưng chúng ta chưa quen ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta không được phép đổ lỗi cho thiên tai, bởi vì thiên nhiên sinh ra chúng ta, chúng ta phải thích ứng, sống chung. Đó là một nguyên tắc trong quy hoạch, trong kiến trúc cũng thế. Sắp tới còn nhiều trận ngập nữa.Quy hoạch chưa nghĩ đến việc phải trả giá
Trận lụt ở Hà Nội ngày 25/5 diễn ra nặng nhất ở khu phía Tây, Tây Nam. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì, có phải do quy hoạch manh mún, không đồng bộ?
Các khu chung cư càng xây về phía Tây, Tây Nam thì càng ngập nhiều, đặc biệt là phía Hà Đông. Tất cả các khu đô thị mới sau này ở khu vực trên đều xây dựng trên cơ sở các hồ ao, ruộng lúa. Trước đây, nhân dân trồng lúa rất kinh nghiệm, chỗ nào trũng thì mới trồng lúa, còn cao ráo thì trồng hoa màu, cây cối. Ở cạnh đó, thường có ao hồ nhưng chúng ta lấp đi để xây dựng khu đô thị mới. Chúng ta không hề có cốt nền chuẩn của từng khu vực. Hiện nay, quy hoạch của chúng ta thiếu cốt nền. Chúng ta chỉ có cốt nền trên giấy thôi, khi thực hiện quy hoạch không ai làm.
Thứ hai, nguyên tắc khu đô thị đều phải có khu xử lý nước thải trước khi đấu nối với hệ thống chung thành phố. Ví dụ nếu thấp thì phải có hệ thống bơm áp đẩy, chuyển nước lên. Nhưng các chủ đầu tư đều ăn bớt mà không ai giám sát cả, cho nên hệ thống đấu nối của họ nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu. Cho nên, việc Hà Nội bị lụt vừa rồi tôi cho là tất yếu. Chỉ có chúng ta ngỡ ngàng thôi. Bởi vì chúng ta kỳ vọng vào quy hoạch thoát nước của Hà Nội giai đoạn II. Cái đó không phải là cơ bản, mà cái cơ bản là phải có cốt nền đô thị. Và cốt nền đô thị đó phải phân bổ hệ thống thoát nước, xây khu đô thị thì phải làm thoát nước.
Hiện nay, trong quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng mà chẳng có khu đô thị nào có hồ cả, thậm chí Linh Đàm là khu đô thị kiểu mẫu nhưng hồ cũng lấp đi một phần. Đó là một hiện trạng bất cập của việc quản lý quy hoạch rất kém.
Ông có thể nhận định cụ thể hơn về quy hoạch của Hà Nội hiện nay?
Quy hoạch của chúng ta là quy hoạch trên giấy, quy hoạch cứ vẽ ra mô hình 3D để cho đẹp thôi. Đẹp lòng chính quyền và đẹp lòng ai đó chứ quy hoạch đó không khả thi. Điều này rất nguy hiểm trong quy hoạch đô thị. Khi chưa mở rộng, Hà Nội không hề bị ngập. Sau này Hà Nội nhập Hà Tây về thì ngập càng lớn, vì do quản lý xây dựng và quy hoạch kém. Phải nhận thức rõ như vậy. Cho nên, dù có 10 nghìn tỷ hay 20 nghìn tỷ đồng chăng nữa thì cũng không giải quyết được. Thoát được chỗ này thì sẽ ngập sang chỗ khác. Nguyên tắc của thiên nhiên là lấy cái gì từ thiên nhiên thì phải trả lại thiên nhiên cái đó. Ví dụ, ở khu vực này có một cái đầm 10 ha, do yêu cầu phát triển đô thị phải lấp cái đầm đó để xây một khu đô thị mới 10 ha, thì phải đào một cái đầm ở một vị trí khác tương ứng để đó là nơi vừa giữ sinh thái, vừa trữ nước, vừa thoát nước.
Khi quy hoạch, chúng ta chỉ nghĩ được khoảng 10 năm thôi, chứ không nghĩ đến trả giá sau này. Trận mưa vừa rồi là cảnh báo, chúng ta đang nhận hệ quả của biến đổi khí hậu nhưng chúng ta chưa quen ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta không được phép đổ lỗi cho thiên tai, bởi vì thiên nhiên sinh ra chúng ta, chúng ta phải thích ứng, sống chung. Đó là một nguyên tắc trong quy hoạch, trong kiến trúc cũng thế. Sắp tới còn nhiều trận ngập nữa.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng.
Giám sát quy hoạch còn nhiều lỗ hổng
Ông đã nói về việc các chủ đầu tư ăn bớt, chỉ nghĩ đến lợi nhuận, không làm theo đúng theo quy hoạch. Vậy vai trò của cơ quan quản lý ở đâu?
Ở đây chủ đầu tư là doanh nghiệp. Với doanh nghiệp lợi nhuận là ưu tiên cao nhất. Khi làm quy hoạch chi tiết thì họ vẽ rất đẹp. Tôi nói thế này, hiện chúng ta đang bị lừa bởi một loại kiến trúc 3D, vẽ rất đẹp, chiếu lên mô hình rất đẹp. Quảng cáo rất đẹp nhưng thực chất không phải như thế. Đó là điều cực kỳ sai lầm trong kiến trúc quy hoạch của Việt Nam. Cho nên giám sát quy hoạch tốt đã là quý rồi, nhưng giám sát việc thực hiện quy hoạch chúng ta lại buông lỏng. Giám sát quy hoạch là chính quyền, các cơ quan chức năng của thành phố chứ không phải ai cả. Còn chủ đầu tư phải khẳng định là họ không sai. Chủ đầu tư hoạt động vì lợi nhuận, nếu bật đèn xanh cho họ thì họ làm, kiếm tiền. Đưa ra các điều luật thì họ nghe, bởi doanh nghiệp sợ pháp luật. Bởi vì pháp luật rất nghiêm. Nhưng người giám sát để thực thi theo pháp luật thì không ai giám sát. Đây là lỗ hổng trong quy hoạch. Cái đó là chỗ xin - cho và là chỗ để lách luật.
Có ý kiến lo ngại quy hoạch một số khu đô thị của Hà Nội bây giờ bị băm nát, ông nghĩ sao?
Vấn đề đó rất rõ. Nếu theo dõi, cách đây khoảng 5 năm, khi phê duyệt quy hoạch chung Hà Nội, Thủ tướng ra văn bản, không được xây nhà cao tầng trong 4 quận nội thành, nội đô. Thế thì ai nghĩ ra câu này? Chính các chuyên gia của Hà Nội tham mưu chuyện này để ra văn bản đó. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta lại ra văn bản được xây dựng chung cư cao tầng trong nội đô. Bằng chứng là đã công bố quy chế xây dựng nhà cao tầng. Ở đây có vấn đề, chúng ta làm không thống nhất. Như thế là không đúng. Không có nước nào ra quy định như thế cả. Ai muốn xây chung cư cao tầng ở đâu là phải theo quy hoạch.
Cảm ơn ông.
Theo Tiền Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy