Tin liên quan
Họp báo Công bố chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIII
Giới thiệu chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng cho biết: Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII sẽ khai mạc vào sáng 20/10 và kéo dài đến ngày 27/11 tại Thủ đô Hà Nội.
Trong thời gian 31 ngày làm việc, Quốc hội sẽ dành 19 ngày để thảo luận, xem xét, thông qua 18 Dự án luật, 14 Nghị quyết và cho ý kiến 8 Dự án luật.
Nhằm tiếp tục triển khai thi hành và thể chế hoá Hiến pháp pháp 2013, tại kỳ họp này Quốc hội tập trung xem xết, thông qua các dự án luật quan trọng thuộc lĩnh vực tư pháp như hoạt động điều tra, công tố, kiểm sát, xét xử, thi hành án...
Quốc hội sẽ dành thời gian để thảo luận, cho ý kiến về nhiều đạo luật có liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013 nhằm hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Quốc hội dành 12 ngày để thảo luận, xem xét kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016; đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; xây dựng và đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020;
Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015, các báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015 và chất vấn lại một số vấn đề; giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014; thảo luận, góp ý kiến về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Một nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII là Quốc hội quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng thư ký Quốc hội, phê chuẩn Phó chủ tịch và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp…
Tại cuộc Họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp thứ 10 là một kỳ họp hết sức quan trọng, gần như là kỳ họp nhằm tổng kết các hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Trong công tác lập pháp, kỳ họp này sẽ nhằm tiếp tục triển khai thi hành, thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền, quyền con người, quyền công dân.
Đặc biệt, hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 có đổi mới so với các kỳ họp trước. Hoạt động này vẫn diễn ra trong 2,5 ngày nhưng là chất vấn tổng thể chứ không chất vấn riêng biệt một lĩnh vực. Đại biểu Quốc hội sẽ tập trung chất vấn tổng thể việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII.
Tại các phiên chất vấn, tất cả các thành viên chính phủ đều phải có mặt và làm rõ các chất vấn của đại biểu Quốc hội về những lời hứa của mình từ đầu nhiệm kỳ. Qua đó, làm rõ các cam kết của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ trước Quốc hội, việc nào đã làm được và việc nào chưa hoàn thành. Thủ tướng Chính phủ tham dự phiên chất vấn và có thể trực tiếp trả lời hoặc báo cáo tổng quát về những ý kiến liên quan theo thẩm quyền.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc: hoạt động chất vấn tại kỳ họp này là chất vấn tổng thể
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết thêm, việc tiến hành bầu chức danh Tổng thư ký Quốc hội tại kỳ họp này sẽ góp phần hoàn thiện công tác hội nhập quốc tế của Quốc hội nước ta; phân định rõ ràng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chức danh này nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động của Quốc hội.
Nhằm góp phần thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới cử tri và nhân dân cả nước về hoạt động của Quốc hội, tạo điều kiện cho cử tri và nhân dân theo dõi, nắm bắt kip thời, Quốc hội sẽ có 10 buổi phát thanh- truyền hình trực tiếp trên Kênh thời sự của Đài truyền hình Việt Nam, Kênh truyền hình Quốc hội, Đài tiếng nói Việt Nam về nhiều nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, thảo luận.
Theo quochoi.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy