Ngày 16/12, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức tổng kết chiến dịch "Hành trình an toàn" nhìn lại hành trình 9 tháng trang bị cho công chúng những thông tin chính xác về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Năm 2022, sau hơn 2 năm ứng phó với đại dịch Covid-19, Việt Nam đã thích nghi với cuộc sống bình thường mới, mở cửa đất nước đồng thời tiếp tục cảnh giác với dịch bệnh và những biến chủng mới của Covid-19.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin cho người dân để cùng cảnh giác trước những diễn biến của dịch bệnh, chiến dịch “Hành trình an toàn” đã được UNICEF, phối hợp cùng Bộ Y Tế và WHO phát động vào ngày 7/3, nhằm nhấn mạnh và củng cố tầm quan trọng của việc tất cả mọi người cùng tuân thủ, thực hành các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bao gồm tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại buổi lễ.
Sau 9 tháng triển khai, chiến dịch đã đạt được những kết quả ấn tượng trên truyền thông và mạng xã hội, góp phần tích cực vào tiến trình "Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" mà Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ. Cụ thể, các thông điệp của chiến dịch đã trở nên phổ biến và được công chúng tích cực đón nhận, với hơn 60 triệu người tiếp cận nội dung và hơn 5 triệu người tương tác trên Facebook.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những kết quả tích cực mà Chiến dịch mang lại: “Chính phủ Việt Nam tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 coi đây là biện pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong tiến trình thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, tính đến ngày 14/12/2022, đã có 265.077.045 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm chủng an toàn, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin phòng Covid-19 cao nhất thế giới.
Tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi trở lên xấp xỉ 100%, hơn 80% người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm nhắc lại mũi 3, gần 90% nhóm người có nguy cơ cao từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 4.
Đối với trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, mặc dù triển khai tiêm chủng muộn hơn, cũng đã có hơn 90% được tiêm mũi 1 và gần 70% trẻ được tiêm mũi 2.
"Kết quả tiêm chủng này có sự đóng góp lớn lao của công tác truyền thông vận động người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 an toàn và chiến dịch này chính là một minh chứng cụ thể. Bộ Y tế cảm ơn sự chủ động, phối hợp của UNICEF, WHO Việt Nam trong việc hỗ trợ, thúc đẩy tiêm chủng an toàn”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam.
Tại sự kiện, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam khẳng định, chiến dịch "Hành trình an toàn" đã mang đến những thông tin quan trọng cho người dân ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là những nhóm yếu thế hơn, giúp họ tin tưởng hơn vào sự an toàn của vắc-xin phòng Covid-19, với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong những nỗ lực này.
Cũng theo Trưởng đại diện UNICEF, sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về y tế, nhi khoa, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trong chiến dịch đã giúp thông điệp đến được với hàng triệu người một cách hiệu quả, thuyết phục họ đi tiêm phòng và tái củng cố tầm quan trọng của việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa Covid-19
“Chúng tôi tin rằng chiến dịch “Hành trình an toàn” đã cung cấp cho người dân những thông tin quan trọng và chính xác về vắc-xin phòng Covid-19, giúp mọi người hiểu rõ về sự an toàn, cần thiết và hiệu quả của vắc-xin, đặc biệt là đối với trẻ em.
Chiến dịch cũng nhấn mạnh trong tình hình mới, để cân bằng giữa một xã hội mở và bảo vệ sức khoẻ, chúng ta cần ba điều: Đầu tiên, mọi người cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ như rửa tay, đeo khẩu trang trong môi trường có nguy cơ cao; thứ hai, cha mẹ cần đảm bảo con mình được tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin cơ bản; thứ ba, tất cả người lớn đủ điều kiện được tiêm mũi nhắc lại theo khuyến nghị”, bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết.
Trong chiến dịch, rất nhiều nội dung, bao gồm các video clip ngắn, infographic đã được đăng tải đồng thời trên các trang Facebook của Bộ Y tế (Sức khỏe Việt Nam), UNICEF Việt Nam, WHO Việt Nam, các trang mạng xã hội nổi tiếng với hàng nghìn tới hàng triệu người theo dõi.
Điều đặc biệt, các thông điệp của chiến dịch được dịch sang ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ ký hiệu để tiếp cận nhiều nhóm đối tượng, bao gồm các nhóm dân tộc thiểu số, người khuyết tật.
Gửi lời chia sẻ tại Lễ tổng kết, Hoa hậu H'Hen Niê cho biết: “Hen rất vinh dự khi trở thành người đồng hành của chiến dịch Hành trình An toàn. Là người con Đắk Lắk, hơn hết Hen hiểu những khó khăn mà bà con trên buôn gặp phải trong việc tiếp cận các thông tin chăm sóc sức khỏe chính xác, khoa học và dễ hiểu. Vì vậy, Hen thấy rất may mắn khi mình có thể góp phần đưa các thông tin đúng đắn tới mọi người, với mong ước rằng mỗi em nhỏ, mỗi người dân đều có cơ hội tiếp cận các biện pháp phòng bệnh kịp thời, trong đó có việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19".
Tác giả: Hoàng Thị Bích
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy