Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định, tất cả các đối tượng cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội, công an đều thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập.
Lúc này, cán bộ, công chức phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác, trung thực các loại tài sản, thu nhập, biến động và nguồn gốc của chúng. Và không chỉ tài sản, thu nhập của bản thân người đó mà của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên, công chức cũng phải kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì bản thân đã kê khai.
Theo đó, các loại tài sản mà công chức bắt buộc phải kê khai được nêu rõ tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; Tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai...
Nếu kê khai tài sản không trung thực, công chức sẽ bị xử lý thế nào?. (Ảnh minh họa)
Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố dự thảo lần 2 nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để lấy ý kiến góp ý đã có quy định rõ hơn về các loại tài sản, thu nhập phải kê khai.
Cụ thể, tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
Quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy tờ về quyền sử dụng đất. Trường hợp không có 2 loại này nhưng có sử dụng trên thực tế từ 12 tháng trở lên cũng phải kê khai.
Quyền sở hữu, sử dụng đối với nhà ở, công trình xây dựng: Nhà ở, công trình xây dựng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; Nhà ở, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu trên thực tế nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu người khác; Nhà ở, công trình xây dựng thuê của Nhà nước.
Tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng: Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng; Vật kiến trúc gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng.
Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.
Cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác mà tổng giá trị của các loại giấy tờ có giá từ 50 triệu đồng trở lên.
Tài sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên: Tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký (ô tô, mô tô, xe gắn máy...); Tài sản khác (đồ mỹ nghệ, bàn ghế, cây cảnh, tranh, ảnh, tiền điện tử, các loại tài sản khác...); các quyền tài sản khác (quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ...).
Tài sản ở nước ngoài (gồm tất cả tài sản được quy định trên ngoài lãnh thổ Việt Nam).
Tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, tài khoản khác ở nước ngoài có thể thực hiện các giao dịch bằng tiền, tài sản.
Tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai.
Không kê khai tài sản trung thực, công chức sẽ bị thôi việc?
Điều 51 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 nêu rõ, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức:
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân: Xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
- Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ: Không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
- Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản mà không thuộc 2 trường hợp nêu trênthì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm. Nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
Lưu ý, trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
Ngoài ra, tại dự thảo nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn có quy định, người chậm nộp bản kê khai tài sản, thu nhập mà không có lý do chính đáng thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật.
Cụ thể, áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với người chậm nộp trên 15 ngày đến 30 ngày. Kỷ luật cảnh cáo đối với người chậm nộp trên 30 ngày đến 45 ngày. Người chậm nộp trên 45 ngày có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy