World Cup 2018 là mùa World Cup được áp dụng rất nhiều công nghệ mới, từ trái banh, sân bóng cho tới trong sân và ngoài sân cỏ. Trong đó, vé xem World Cup 2018 cũng không phải chỉ là một tờ giấy in bình thường mà trên đó còn có nhiều công nghệ bí mật nhằm tránh tình trạng làm giả vé.
Một mặt của tấm vé vào sân xem World Cup 2018 ở trận khai mạc.
Theo FIFA, vé World Cup 2018 có các yếu tố bảo mật quan trọng, bao gồm mã vạch được đặt ở phía phải của vé và hình in ba chiều (hologram). Tem hologram thường được in bằng công nghệ laser hiện đại chứ không in bằng mực. Hình 3D này có màu tán sắc ánh sáng, mỗi góc nhìn khác sẽ cho ra màu khác nhau nên còn được gọi là tem 7 màu.
Đặc biệt, tấm vé của mùa World Cup năm nay được tích hợp thẻ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification), giúp tăng khả năng chống làm giả và phát hiện vé không hợp lệ. Mỗi thẻ nhận dạng này có độ bền rất cao, có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt và không cần phải đưa vào đúng "mắt quét" như với mã vạch thông thường.
Mỗi vé tham dự World Cup 2018 còn được cá nhân hóa, tức thông tin của người sở hữu vé được ghi trên đó. Người xem trận đấu sẽ cần xuất trình thẻ nhận dạng cá nhân dành riêng cho World Cup 2018 do Nga phát hành với thông tin của người mua vé hợp lệ.
Trước đó, báo Nam Hoa, Trung Quốc đưa tin, một công ty Nga đã tạo ra khoảng 10.000 vé World Cup 2018 giả. Trong đó, ước tính có khoảng 3.500 vé đã được bán cho khách hàng ở Trung Quốc thông qua hình thức đại lý phân phối. Do mua phải vé giả, ngày 16/6, một nhóm 30 du khách Trung Quốc đã không thể vào sân theo dõi trận Argentina đấu với Iceland. Còn tính tới nay, đã có 90 du khách Trùng Khánh mua phải vé giả.
Trước khi VCK World Cup 2018 khai màn, hãng bảo mật Kaspersky Lab của Nga cũng đã phát đi thông báo cho biết, các chuyên gia bảo mật tại đây đã xác định được những email lừa đảo được phát tán trước thềm World Cup 2018. Đây là những email bán vé vào sân xem World Cup 2018 nhưng một số vé được bán gấp 10 lần giá gốc, thậm chí có thể không sử dụng được do thủ tục đăng ký và chuyển nhượng nghiêm ngặt của FIFA. Nguy hiểm hơn, thông qua email lừa đảo, kẻ gian còn có thể lấy cắp tiền và thu thập thông tin cá nhân của người dùng, bao gồm cả thông tin thẻ ngân hàng.
Nội dung một email lừa đảo bán vé xem World Cup 2018.
Kaspersky Lab đánh giá, có nhiều yếu tố làm quá trình mua vé xem World Cup 2018 trở nên phức tạp. Chẳng hạn, vé chỉ được bán trên website chính thức của FIFA và phải qua nhiều thủ tục phức tạp vì lý do bảo mật. Quá trình đặt vé diễn ra qua 3 bước và mỗi người chỉ được mua 1 vé. Riêng với vé khách mời là trường hợp ngoại lệ, cho phép người mua mua thêm tối đa 3 vé; tuy nhiên, chúng được đăng ký với tên cụ thể và chỉ được thay đổi khi chủ sở hữu uỷ quyền chuyển nhượng vé cho người khác.
Mặc cho quy trình phức tạp, kẻ gian vẫn biến điều này thành lợi thế cho chúng. Cụ thể, khi vé bắt đầu được mở bán, trang web chính thức đã có một số lượng lớn người dùng cố gắng đặt vé, gây ra vấn đề về kết nối mạng. Trong suốt quá trình này, kẻ gian cố gắng mua nhiều vé nhất có thể để bán lại cho những người không có cơ hội đặt mua. Khi vé đã được bán hết trên website của FIFA, nhiều người không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến vé "chợ đen".
Lúc này, kẻ gian đã thiết lập hàng trăm tên miền có từ ngữ liên quan đến World Cup để bán vé mời. Trong số đó, có nhiều kẻ tăng giá lên gấp đôi, có kẻ lại tăng giá lên gấp 10. Với yêu cầu phải thanh toán trước 100%, sẽ không có gì đảm bảo rằng kẻ gian sẽ giao vé và vé mời sẽ hợp lệ tại sân vận động. Ngoài ra, thông tin thanh toán của người dùng dùng có thể sẽ bị khai thác cho mục đích xấu trong tương lai.
Ông Andrey Kostin - Chuyên viên cấp cao phân tích nội dung website tại Kaspersky Lab cảnh báo: “Theo nghiên cứu của chúng tôi, điều này thật sự là rủi ro cho người dùng khi trả một khoản tiền lớn nhưng không nhận được gì. Hình thức lừa đảo mới này còn có thể dẫn đến đánh cắp nhiều tiền hơn nữa về sau. Chúng tôi đề nghị người hâm hộ thể thao phải cực kỳ thận trọng và hiểu biết khi mua vé. Bất kể giá vé hấp dẫn như thế nào, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không bị lừa và không bị người bán khai thác thông tin”.
Theo Dân Việt
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy