Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là doanh nghiệp đặc thù được thành lập và hoạt động với trọng trách xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế.
VAMC ra đời bởi tính chất rủi ro của hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ xấu luôn là vấn đề hiện hữu, tồn tại một cách khách quan đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu gia tăng ở mức rất cao trong những năm 2010 khiến nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn.
Lũy kế từ khi thành lập đến cuối năm 2016, VAMC đã thực hiện mua nợ bằng trái phiếu đảm bảo với tổng giá trị trái phiếu đã phát hành đạt 245.878 tỷ đồng, tương ứng 275.565 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, góp phần đưa tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng xuống dưới 3% vào cuối năm 2016.
Đến năm 2017, VAMC đã đề xuất với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ tăng vốn điều lệ để có tiềm lực tài chính phù hợp với yêu cầu của hoạt động mua bán, xử lý nợ theo giá trị thị trường trong từng giai đoạn.
Cụ thể, VAMC đã được chấp thuận bổ sung vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Tới năm 2019, VAMC đã được phê duyệt, chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho VAMC đạt 5.000 tỷ đồng, định hướng trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng vốn điệu lệ của VAMC lên 10.000 tỷ đồng.
Hiện nay nguồn thu chính của VAMC đến từ kết quả của hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường.
Trong hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường, lũy kế từ năm 2017 đến nay, VAMC đã thực hiện mua nợ với tổng giá mua đạt gần 13.000 tỷ đồng và đã thu hồi nợ được khoảng 9.700 tỷ đồng.
Nếu như trước đây nguồn thu chủ yếu đến từ số tiền VAMC được hưởng trên các khoản nợ mua bằng trái phiếu đảm bảo, thì hiện nay nguồn thu chính của VAMC đến từ kết quả của hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường.
Từ năm 2017 đến nay, doanh thu hàng năm của VAMC đều đạt trên 2.000 tỷ đồng gấp hàng chục lần so với giai đoạn trước (trong đó, năm 2021, doanh thu đạt hơn 3.000 tỷ đồng).
Lợi nhuận hàng năm trong giai đoạn 2017 đến nay đều gia tăng. Nếu như năm 2017 – năm đầu tiên triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường, lợi nhuận của VAMC mới đạt 16 tỷ đồng, thì đến năm 2022 lợi nhuận của VAMC đã đạt 165 tỷ đồng.
Với kết quả kinh doanh từ khi triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường nêu trên, từ năm 2017 tình hình tài chính của VAMC cũng có sự thay đổi căn bản.
Thay vì chỉ có nguồn thu từ phí quản lý, thu hồi nợ mua bằng trái phiếu đảm bảo và không có lợi nhuận trong giai đoạn 2016 trở về trước thì từ năm 2017 VAMC đã cân đối được thu chi và có lợi nhuận ngày càng cao thông qua hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường.
Tác giả: Lê Thanh Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy