Tin liên quan
Liên quan đến vụ việc Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Thủ Đô (gọi tắt Công ty Thủ Đô), trụ sở tại TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, bị Cục Thuế Vĩnh Phúc “hành” trong việc hoàn thuế GTGT được phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua, chiều 17/5/2016, Tổng cục Thuế chính thức họp báo để làm rõ thông tin.
Cục thuế Vĩnh Phúc bị tố "hành" doanh nghiệp
Phát hiện nhiều sai phạm ở công ty Thủ đô
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế Đặng Duy Khanh, Công ty Thủ Đô được thành lập vào ngày 7/1/2008 và đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 23/4/2015; địa chỉ kinh doanh tại Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh nhà nghỉ, xuất khẩu dăm gỗ. Thực tế Công ty Thủ Đô thực chất là DN chuyên kinh doanh nhà nghỉ (có 2 nhà nghỉ ở Vĩnh Yên); Công ty không có đầu tư mới ở Vĩnh Phúc, cũng như đội ngũ người lao động chỉ có 5 người chủ yếu làm tạp vụ tại các nhà nghỉ.
Trong 3 năm (2013-2015), công ty kê khai nộp thuế được 42 triệu đồng (chủ yếu thuế môn bài); tính trung bình công ty nộp 14 triệu đồng/năm tiền thuế. Tuy nhiên, tính đến hết kỳ kê khai tháng 1/2015, công ty này đã được Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thuế 5 lần, với tổng số tiền là 16,77 tỷ đồng. Tiếp theo, công ty đề nghị hoàn thuế lần 6 (kỳ hoàn thuế từ tháng 2 đến tháng 4/2015), với số tiền 6,56 tỷ đồng thì bị cơ quan Thuế dừng hoàn thuế với lý do DN có dấu hiệu rủi ro về thuế.
Sau đó, ngày 10/7/2015, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định thanh tra thuế đối với Công ty Thủ Đô (thời kỳ thanh tra năm 2013-2014 và 5 tháng đầu năm 2015).
Qua thanh tra, cơ quan thuế đã xác định một số sai phạm. Cụ thể, năm 2013 Công ty Thủ đô đã có hành vi trốn thuế đối với hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, bỏ ngoài sổ sách kế toán, không xuất hóa đơn đối với các khoản thu được từ hoạt động kinh doanh này với số tiền 42 triệu đồng; có dấu hiệu sử dụng bất hợp pháp hóa đơn GTGT trong hoạt động kinh doanh sắn.
Từ tháng 6/2013, Công ty đã chuyển sang kinh doanh thương mại xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc và làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, qua thanh tra đã phát hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu có nhiều điểm bất thường như: Quy mô kinh doanh tăng đột biến, lớn hơn gấp nhiều lần vốn điều lệ đã đăng ký; Cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh không có gì; việc đầu tư, mua sắm, thanh lý và cho thuê tài sản cố định có nhiều biểu hiện bất thường, không phù hợp với thực tế; số lao động sử dụng rất ít…
Dấu hiệu bất thường ở công ty thủ đô
Do phát hiện có những dấu hiệu bất thường, Cục Thuế TP. Hà Nội đã gửi công văn đề nghị Công an TP.Hà Nội xác minh một số thông tin liên quan. Công an TP.Hà Nội đã có công văn trả lời Cục Thuế TP.Hà Nội, trong đó kết luận một số công ty là đơn vị bán hàng cho Công ty Thủ đô có dấu hiệu lập khống toàn bộ hồ sơ thu mua gỗ keo nguyên liệu.
Ông Đặng Duy Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra
Ngoài ra, Công ty thành lập 3 Chi nhánh ở Hà Nội, Hải Phòng và Thanh Hóa để thu mua nguyên liệu đầu vào nhưng không phát sinh chi phí hoạt động tại các chi nhánh. Doanh thu chủ yếu phát sinh từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng nhân sự, bộ máy làm việc không có và chi phí tiền lương không phát sinh.
Do đó, ngày 18/1/2016, Công an TP.Hà Nội đã có công văn thông báo chuyển hồ sơ vụ việc của công ty này đến Cơ quan cảnh sát điều tra (C44), Bộ Công an để mở rộng điều tra xử lý theo quy định.
Trao đổi với báo giới chiều 17/5, ông Đặng Duy Khanh cho biết, với diễn biến vụ việc như trên, để việc xử lý vi phạm được đảm bảo theo đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, đúng hành vi, tính chất và mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật, ngày 6/5/2016, Tổng cục Thuế đã có công văn chuyển hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra (C44) - Bộ Công an để xem xét điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng theo ông Khanh, đây là vụ việc phức tạp, có liên quan đến nhiều DN tại nhiều địa phương khác nhau. Đặc biệt, việc điều tra xác minh nguồn gốc hàng hóa nếu chỉ cơ quan thuế thì không làm được, mà phải có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có liên quan.
"Để việc thực hiện pháp luật thuế được công bằng, xử lý vi phạm đúng đối tượng, đúng hành vi, cần phải kiểm tra làm rõ trước khi kết luận, tránh tình trạng xử lý oan sai, gây thiệt hại cho các DN làm ăn chân chính. Vì vậy, việc xử lý phải hết sức thận trọng. Ngoài ra, việc phối hợp với cơ quan chức năng cần phải có thời gian điều tra xác minh mới có thể làm rõ được sự việc", ông Khanh cho biết.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy