Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế MSB, trong ngày hôm qua (4/11), giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã giảm tới 65 VND so với phiên liền trước và dừng ở mức 22.685 VND.
Đây là phản ứng của thị trường sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức thông báo hạ tỷ giá giao mua ngay USD xuống mức 22.650 VND kể từ ngày hôm nay (5/11), tương đương bước giảm 100 VND.
Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần điều chỉnh giảm giá mua. Cụ thể, ngày 8/6 giảm 150 VND; ngày 11/8 thay đổi từ mua kỳ hạn 6 tháng chuyển sang giao mua ngay, đồng thời giảm giá mua 225 VND và áp dụng cho đến tận hôm qua.
Hiện trên thị trường, nguồn cung ngoại tệ liên tiếp chảy về trong thời gian gần đây. Điển hình nhất, VPBank vừa nhận khoản tiền bán vốn tại FE Credit từ đối tác SMBC (khoảng 1,4 tỷ USD).
Hay hoạt động vay vốn nước ngoài của các ngân hàng thương mại cũng đem lại nguồn ngoại tệ dồi dào. Trong đó, Techcombank huy động thành công 800 triệu USD trái phiếu quốc tế; SHB thông báo kế hoạch niêm yết 300 triệu USD trái phiếu quốc tế tại Singapore…
Lãi ròng từ nguồn vốn ngoại hối mang lại cho ngân hàng vẫn rất lớn, nhưng được hạch toán ở hai nghiệp vụ khác nhau: lỗ ở hoạt động kinh doanh ngoại hối, song lãi lãi lớn từ hoạt động cho vay.
Trước đó, dù chỉ mới cập nhật cho quý 2/2021 nhưng số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhờ cán cân tài chính thặng dư tới hơn 10,8 tỷ USD nên cán cân thanh toán quốc tế tổng thể trong kỳ vẫn thặng dư hơn 1,5 tỷ USD.
Với diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có một năm mua ròng ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Mặt khác, thông qua lượng tiền đồng đối ứng được bơm ra thị trường nhưng không bị hút về, nhà điều hành đang muốn tạo điều kiện nguồn dồi dào để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chốt ngày 4/11, lãi suất liên ngân hàng VND kỳ hạn qua đêm vẫn ở mức thấp, khoảng 0,66%/năm.
Về phía ngân hàng thương mại, trên báo cáo tài chính quý 3/2021, mảng kinh doanh ngoại hối đều đang ghi nhận thua lỗ hoặc giảm sút. Theo giới chuyên môn, nguyên nhân hiện tượng này chủ yếu do nghiệp vụ FX Swap, tức giao dịch mua và bán cùng một lượng ngoại tệ, trong đó thời hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định đồng thời tại thời điểm ký hợp đồng giao dịch.
Hiểu đơn giản, ngân hàng huy động USD sẽ lập tức hoán đổi sang ngay VND. Cùng lúc, ngân hàng thực hiện lệnh mua USD trong tương lai, thường cao hơn mức giá hoán đổi trên. Do đó, trong trường hợp tỷ giá USD/VND giảm như thời gian vừa qua, ngân hàng báo lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là điều đã được dự báo.
Tuy nhiên, lượng tiền VND từ nghiệp vụ chuyển đổi sẽ được ngân hàng đem đi cho vay. Đặc biệt, lợi nhuận từ hoạt động cho vay bao giờ cũng lớn hơn so với mức giảm của tỷ giá USD/VND, nên nhìn chung, lãi ròng của ngân hàng từ kinh doanh ngoại hối vẫn rất lớn.
Tác giả: Đào Hưng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy