Mới đây, chính phủ vừa có quyết định số 1813/QĐ-TTg vào ngày 28/10 về phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng giao chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia trong giai đoạn này.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của đề án nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng được giao hoàn thành xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng
Theo quyết định, việc hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách là một trong những giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong luật hiện hành, việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế đối với tiền kỹ thuật số quốc gia cũng được đưa ra.
Trước đó vào cuối tháng 6, Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước "nghiên cứu, xây dựng và thí điểm "tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain" từ năm 2021 đến 2023. Như vậy tới nay, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị chủ trì nghiên cứu đồng thời tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain và tiền kỹ thuật số quốc gia neo theo tiền đồng pháp định.
Để đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán hiện đại, quyết định của Chính phủ cho rằng cần phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, các loại hình thanh toán qua di động như QR Code, thanh toán di động, phi tiếp xúc, ví điện tử.
Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán dùng tài khoản viễn thông (Mobile Money) cũng được đánh giá là giải pháp giúp tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tới các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Tại hội nghị của Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương diễn ra cuối tháng 9, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đánh giá Mobile Money là cách nhanh nhất để thanh toán điện tử được phủ toàn dân, có thể tạo thành cú hích mạnh mẽ, thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số.
Ngoài ra, Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giao dịch điện tử, an ninh mạng, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu và bảo vệ người dùng,... nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ và đổi mới, sáng tạo, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Tác giả: Tiến Dũng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy