Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.
Theo báo cáo và đánh giá của EVN, hệ thống điện quốc gia về cơ bản đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân trong hầu hết thời gian trong năm. Tuy nhiên trong thời gian tới, việc bảo đảm điện dự báo gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh việc tăng cường tiết kiệm điện. Bộ đề nghị sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và EVN tăng cường thực hiện biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong các tháng cao điểm nắng nóng (tháng 4, tháng 5, tháng 6 và tháng 7).
Có cơ sở để đảm bảo đủ điện trong năm nay, nhưng sẽ rất khó khăn đối với khu vực miền Bắc (Ảnh: EVN).
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp với công ty điện lực địa phương thực hiện giám sát tuân thủ trong sử dụng điện an toàn, tiết kiệm của các cơ quan, công sở, doanh nghiệp trên địa bàn; tuyên truyền về những khó khăn trong việc cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt cho miền Bắc.
Đối với EVN, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và tuyên truyền tiết kiệm điện tới tất cả đơn vị trực thuộc, các cán bộ công nhân viên, người lao động với mục tiêu tiết kiệm điện tối thiểu bằng 2%/năm so với cùng kỳ năm trước.
EVN cũng cần vận động các nhóm khách hàng, đặc biệt là cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm ký cam kết thực hiện các chương trình, mục tiêu tiết kiệm điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Về số liệu, báo cáo của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho thấy, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu hệ thống điện 3 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 69,2 tỷ kWh, cao hơn 1,2 tỷ kWh so với kế hoạch năm (68 tỷ kWh) và tăng 11,6% so với năm 2023. Tổng sản lượng thủy điện theo nước về 3 tháng trên hệ thống điện quốc gia đạt 8,4 tỷ kWh, cao hơn so với kế hoạch 0,5 tỷ kWh.
Lưu lượng nước về giai đoạn tháng 1-2 tương đương so với kế hoạch năm. Tuy nhiên, ước tính đến hết tháng 3, lưu lượng nước về tháng 3 suy giảm mạnh trên cả nước, đặc biệt là miền Bắc (chỉ đạt 61% kế hoạch).
Lưu lượng nước về kém, một số hồ thủy điện vẫn phải đáp ứng nhu cầu cấp nước hạ du tăng cường (Hàm Thuận - Đại Ninh) dẫn đến mức nước các hồ thủy điện vẫn bị tụt giảm. Tổng sản lượng còn lại trong các hồ trên toàn hệ thống cuối tháng 3 ước đạt 11,1 tỷ kWh, cao hơn kế hoạch 1,3 tỷ kWh.
Trong tháng 3, A0 cho biết đã huy động tiết kiệm thủy điện, đề nghị UBND các tỉnh phối hợp hỗ trợ giảm lưu lượng cấp nước hạ du phù hợp với nhu cầu phát điện của hệ thống điện. Tuy nhiên, một số địa phương vẫn có yêu cầu cấp nước cao hơn so với quy trình điều tiết liên hồ chứa (hồ Bản Vẽ, Cửa Đạt, A Vương, Sông Bung 4, Đại Ninh, Buôn Tua Srah, Hàm Thuận).
Tác giả: Ghi Du
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy