Dòng sự kiện:
Cuộc va nhau giữa 2 nhóm cổ đông lớn T&T và Hapro ở T12
27/08/2019 10:01:21
CTCP Thương mại Dịch vụ Tràng Thi vừa trải qua phiên ĐHĐCĐ dằng dai gần chục tiếng đồng hồ và nó là một lát cắt đáng chú ý cho cuộc va nhau giữa hai đại gia tài chính - địa ốc: 'Bầu' Hiển và 'Madame' Nga.

Ngày 15/8, Đại hội đồng cổ đông thường niên lần 2 của CTCP Thương mại Dịch vụ c(Viết tắt: Dịch vụ Tràng Thi - Mã CK: T12) đã thông qua toàn bộ các nội dung trình đại hội.

Sở dĩ phiên họp được tổ chức muộn (nếu so với các quy định của pháp luật và đại đa số doanh nghiệp niêm yết khác trên sàn) bởi đây đã là lần triệu tập thứ 2.

Tuy vậy biên bản đại hội cho thấy rất nhiều khúc mắc giữa 2 nhóm cổ đông của công ty: một bên bao gồm Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro - HTM), công ty mẹ nắm quyền kiểm soát với 53,33% cổ phần.

Tràng Thi có cơ cấu cổ đông khá cô đặc với 4 cổ đông lớn nắm giữ 99,78% vốn điều lệ và 32 cổ đông cán bộ nhân viên nắm giữ 29.000 cổ phần còn lại. Bên cạnh Hapro, Tràng Thi còn 3 cổ đông chủ chốt khác gồm CTCP Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T) của doanh nhân Đỗ Quang Hiển ("bầu" Hiển) sở hữu (20%) cùng hai cá nhân là ông Lê Anh Dũng (18,2%) và Nguyễn Phú Quân (8,2%).

Nhóm cổ đông thiểu số đã phủ quyết rất nhiều nội dung như chương trình họp, kế hoạch kinh doanh 2019, bầu nhân sự, sửa đổi điều lệ... Đại diện cổ đông T&T cho biết với tỷ lệ sở hữu 53,33% của Hapro, quyền lợi của các cổ đông còn lại gặp bất lợi khi tỷ lệ thông qua các nghị quyết của ĐHĐCĐ đa số ở mức 51%.

Bên cạnh đó với số lượng thành viên HĐQT là 5 người, trong đó Hapro có 3 đại diện mà các quyết định của HĐQT được thông qua khi có 3/5 thành viên tán thành. Do vậy gần như mọi quyết sách mà phía Hapro đưa ra đều không thể bị phủ quyết.

T12 là cuộc chơi hiếm hoi có sự "chung sân" của hai đại gia tài chính - địa ốc bậc nhất Hà thành: "bầu" Hiền và "Madame" Nga.

Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ cũng thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, và bà Hoàng Oanh Tuyết. Ở chiều hướng ngược lại, đại hội đã bầu bổ sung 2 nhân sự khác vào các vị trí trên là bà Khúc Thị Quỳnh Lâm và bà Trần Huệ Linh.

Ngoài ra, ĐHCĐ cũng đã thông qua bản dự thảo điều lệ công ty sửa đổi sau nhiều tranh luận.

Được biết, Dịch vụ Tràng Thi tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, chuyên bán buôn, bán lẻ các hàng hóa tiêu dùng; mua bán, cho thuê nhà dự án. Năm 2015, công ty đã được tiến hành cổ phần hóa, với số vốn điều lệ là 135 tỷ đồng.

Báo cáo của Tràng Thi cho biết công ty đang quản lý rất nhiều mặt bằng tại trung tâm Hà Nội hiện đang được cho thuê để kinh doanh siêu thị, cửa hàng chuyên doanh và văn phòng cho thuê.

Một số khu đất đáng chú ý tại khu vực trung tâm có thể kể đến 10B Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm đang hợp tác kinh doanh với Nguyễn Kim làm siêu thị điện máy; số 12-14 Tràng Thi đang làm trụ sở công ty và cho thuê...

Công ty hiện có kế hoạch đầu tư Tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ Cát Linh - Tràng Thi tại 47 Cát Linh, Hà Nội với tổng vốn đầu tư 620 tỷ đồng bao gồm 21 tầng nổi và 3 tầng hầm. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2020 và hoàn thành sau 2 năm.

Cũng tại địa chỉ 47 Cát Linh, Tràng Thi đã hoàn thiện tòa nhà thương mại dịch vụ có tổng mức đầu tư 172 tỷ đồng.

Sau khi hoàn tất cổ phần hóa nhiều công ty thành viên, giữa năm 2018, Hapro cũng hoàn tất cổ phần hóa và chuyển sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng. Các cổ đông liên quan đến BRG Group hiện nắm giữ phần lớn cổ phần của Hapro và chủ tịch BRG, bà Nguyễn Thị Nga cũng đồng thời là chủ tịch của Hapro.

Sau một thời gian dài dao động quanh ngưỡng 8.000 đồng/cp, từ giữa tháng 7/2019 đến nay, cổ phiếu Hapro đã tăng hơn gấp đôi lên 19.000 đồng trong phiên giao dịch ngày 26/8.

Khánh Linh (T/h)

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến