Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Cov-19 thành phố Đà Nẵng chiều tối 27/8, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng nhận định, chuỗi ca bệnh lần này chủ yếu là hộ gia đình. Thành phần bệnh đa dạng, trong đó, có đến 300 bệnh nhân là trẻ em, rất nhiều phụ nữ mang thai, người bệnh nền.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, hiện số ca dương tính mới phát hiện tăng cao nhưng số ca ngoài cộng đồng giảm xuống. Đó là do thành phố tiến hành xét nghiệm diện rộng hộ gia đình. Đối với những điểm nóng, các địa phương lấy mẫu 100% nhân khẩu trong gia đình. Hiện dịch bệnh lây lan chủ yếu tại các ngõ hẻm ở khu vực trung tâm thành phố nên lãnh đạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm hơn nữa các giải pháp cách ly không để lây lan dịch bệnh trong các khu dân cư này.
Một bệnh nhân nhỏ tuổi nhất ra viện sau khi điều trị tại bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Hôm nay (28/8), thành phố Đà Nẵng bắt đầu triển khai kế hoạch đợt xét nghiệm lần thứ 4 nhằm tiếp tục phát hiện, đưa các ca F0 ra khỏi cộng đồng. Các ngành các địa phương cần thực hiện nghiêm kế hoạch xét nghiệm không bỏ sót đối tượng, lây nhiễm chéo. Bởi mục tiêu của thành phố kéo dài thời gian giãn cách xã hội triệt để là sớm phát hiện, đưa người mắc Covid-19 đi cách ly điều trị.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng dẫn số liệu, hiện nay, ngành Y tế thành phố đang điều trị cho hơn 2.000 người, số bệnh nhân nặng, nguy cơ tử vong, nhất là người béo phì là rất cao. Kinh phí đầu tư điều trị cho một bệnh nhân nặng rất tốn kém. Để điều trị 1 ca bệnh nặng, ngân sách phải chi hàng tỷ đồng trong 1 tháng với nhiều công sức, thời gian chăm sóc.
Số bệnh nhân ghi nhận trong đợt dịch lần này chủ yếu là chuỗi ca bệnh lây lan từ gia đình. Hầu như gia đình nào có người mắc thì gần như tất cả thành viên gia đình đó đều bị lây nhiễm. Khi có trẻ em vào viện điều trị Covid-19 thì thành phố Đà Nẵng chấp nhận cho cha, mẹ vào chăm sóc, coi như chấp nhận tăng thêm 1 ca F0.
Trong đợt dịch này, số ca bệnh là phụ nữ mang thai cũng rất cao, tạo áp lực nặng nề đối với ngành Y tế. Nhờ chủ động chuẩn bị nên ngành Y tế thành phố Đà Nẵng vẫn đáp ứng được yêu cầu điều trị. Tuy nhiên, nếu không giảm được số ca F0 thì ngành Y tế sẽ mất khả năng kiểm soát điều trị. Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định cần quyết tâm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.
“Chúng ta thấy rất rõ nếu chúng ta không kiềm chế được sự gia tăng của số ca F0 thì chúng ta sẽ mất kiểm soát điều trị. Khi chúng ta mất khả năng kiểm soát điều trị thì sẽ gây ra các khủng hoảng. Vì vậy, thành phố quyết tâm kìm hãm sự lây lan, không để số ca bệnh tăng lên, đây cũng là mục tiêu và cũng là yêu cầu của thành phố” - ông Nguyễn Văn Quảng nói.
Tác giả: Thanh Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy