Đỗ Quý Hải được biết đến là người sáng lập kiêm chủ tịch Hải Phát Invest và là một trong những đại gia nổi tiếng trên thị trường bất động sản miền Bắc. Hiện ông Hải là người giàu thứ 30 trên sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lên đến 2.290 tỷ đồng.
Đến nay, tập đoàn của ông hiện đang có hơn 10 công ty con và các công ty liên kết. Được biết các công ty này hoạt động trong nhiều lĩnh vực như : xây dựng nhà ở, công trình đường sắt, đường bộ, kỹ thuật dân dụng, lắp đặt hệ thống điện và bất động sản,..
Trước khi thành lập công ty riêng, vị kỹ sư kiến trúc từng giữ chức vụ Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh dinh doanh nhà Quảng Ninh trong gần hai năm. Đến cuối năm 2003, ông Hải bắt tay vào đặt nền mống đầu tiên, xây dựng nên Công ty cổ phần Xây dựng - Du lịch Hải Phát, nay là công ty cổ phần đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest), chỉ với số vốn ban đầu là 8 tỷ đồng.
Thời điểm đó, ông vừa là Chủ tịch hội đồng quản trị, vừa giữ chức vụ Giám đốc, điều hành hầu hết các hoạt động trọng yếu của công ty. Hải Phát khi mới thành lập chỉ chuyên thực hiện những hợp đồng nhỏ, thiên về xây dựng và kinh doanh vận tải du lịch. 4 năm tiếp theo là thời điểm thị trường bất động sản trong nước khá trầm lắng, không có nhiều đột phá. Ông Hải đưa số vốn 8 tỷ đồng ban đầu chạm mức 15 tỷ đồng.
Tuy nhiên chỉ trong vòng một năm kể từ cột mốc vốn điều lệ 15 tỷ đồng này, Hải Phát Invest bất ngờ bứt tốc, vượt qua nhiều đối thủ trên thị trường nhà đất với số vốn tăng gấp 20 lần so với một năm trước, đạt mức 300 tỷ đồng. Đây cũng là thời điểm ông Hải quyết định đổi tên công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát.
Những dự án đầu nổi cộm của Hải Phát với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng có thể kể đến như Khu đô thị mới Văn Phú, dự án The Pride thuộc Khu đô thị An Hưng…
Khu đô thị Văn Phú - Hà Đông
Những dự án đầu của Hải Phát với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng có thể kể đến như Khu đô thị mới Văn Phú, dự án The Pride thuộc Khu đô thị An Hưng…
Bên cạnh đó, ông Hải còn phát triển thêm nhiều dự án lớn khác như Khu đô thị Tân Tây Đô, huyện Đan Phượng, Hà Nội (với diện tích lên đến 230.506,6m2) và dự án nhà ở xã hội The Vesta tọa lạc tại Phú Lãm, quận Hà Đông (với diện tích hơn 4,5ha)…
Cuối năm 2016, Công ty Hải Phát công bố với giới báo chí truyền thông về 2 dự án mới Tổ hợp Hải Phát Plaza trên đường Lê Văn Lương, với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 2.500 tỷ đồng và Dự án Roman Plaza.
Được biết, Hải Phát đã thực hiện nhiều dự án như: The Pride, dự án nhà phố thương mại 24h, The Vesta, khu đô thị Phú Lương, HPC Landmark 105… Sau 17 năm hình thành và phát triển, Hải Phát giờ đây được xem là cái tên đình đám trong làng địa ốc Thủ đô.
Hiện, Hải Phát Invest có các nhiều công ty con phải kể đến như : Công ty cổ phần Xây dựng Hải Phát, Công ty cổ phần Xây lắp Hải Phát, Công ty cổ phần Bất động sản Hải Phát, Công ty cổ phần Đầu tư An Thịnh, Công ty cổ phần Hải Phát Thủ đô…
Cuối năm 2020, Hải Phát Invest công bố hợp tác cùng cùng Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 - CTCP (Cienco 5) và Công ty cổ phần Đầu tư Đại Đông Á. Theo đó, Hải Phát và hai công ty đối tác sẽ cùng thực hiện song song các dự án mới bao gồm: Khu đô thị mới An, quận Ninh Kiều và khu đô thị mới Cồn Khương tại TP Cần Thơ. Đây đều là những dự án tầm cỡ, quy mô lớn, nắm giữ vai trò trọng yếu, góp phần ghi dấu ấn cho Hải Phát tại thị trường bất động sản phía Nam.
Đến nay, cổ phiếu HPX đã có vốn điều lệ xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Bản thân ông Đỗ Quý Hải cũng đang sở hữu 30,27% tổng số với 80 triệu cổ phiếu HPX. Hải Phát Invest có đến hơn 10 công ty con và công ty liên kết, hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng nhà ở, công trình đường sắt, kỹ thuật dân dụng, đường bộ, lắp đặt hệ thống điện và bất động sản.
Những lùm xùm của ông Hải và doanh nghiệp Hải Phát Invest
Qua rất nhiều lần tăng vốn, hiện số vốn điều lệ của Hải Phát đã tăng gấp 330 lần so với thời điểm ban đầu, vào khoảng hơn 2.600 tỷ đồng.
Tính đến tháng 8/2021, số tiền nợ phải trả của doanh nghiệp này đã lên tới con số 3.757 tỷ đồng. Chỉ tính riêng khoản nợ ngắn hạn của công ty này đã lên tới gần 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền nợ dài hạn của Hải Phát cũng rơi vào khoảng hơn 950 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy, tổng khoản nợ đã vay của Hải Phát lên đến trên 2.500 tỷ đồng gần bằng nửa số vốn điều lệ của doanh nghiệp này.
Được biết, hơn 2.100 tỷ đồng là con số được ước tính cho các bất động sản để bán nằm trong danh mục hàng tồn kho của doanh nghiệp tính đến cuối kỳ của Hải Phát.
Dự án Khu đô thị Văn Phú, Khu đô thị Tân Tây Đô, Dự án nhà ở xã hội The Vesta, Nhà phố thương mại 24h đều là các dự án được Hải Phát và các công ty liên kết thực hiện chiếm được phần lớn quan tâm của dư luận.
Tuy nhiên, cho đến giờ, rất nhiều những dự án của Hải Phát dính vào hàng loạt những “sự cố” lùm xùm khiến dư luận không khỏi quan tâm.
Bên cạnh đó, Hải Phát Invest dính vào lùm xùm về việc khách hàng từ chối nhận nhà tại dự án nhà ở xã hội The Vesta (Phú Lãm – Hà Đông) với lý do được đưa ra là căn hộ không đúng như trong mô tả, hay tư vấn và thậm chí là cả hợp đồng trước đó.
Vào tháng 9/2020, phản ánh của nhiều cư dân tại The Vesta cho rằng họ đều bị chủ đầu tư lừa khi đã mua nhà, và hàng nghìn cư dân sinh sống tại đây đã tập trung căng băng rôn với các khẩu hiệu có nội dung đề nghị chủ đầu tư không phá bỏ khu vui chơi trẻ em lúc đó để làm bãi đỗ xe tại dự án này.
Ngoài ra, Dự án Khu đô thị Tân Tây Đô (hoàn thành năm 2014) của Hải Phát cũng được giới truyền thông biết đến là dự án gây nhiều tranh cãi nhất về các vấn đề như việc xây dựng và vận hành tòa nhà. Đặc biệt ở đây là sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án với lý do là các sai phạm về đầu tư, đất đai, quy hoạch, kiến trúc và các nghĩa vụ tài chính liên quan đến dự án của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh công ty Hải Phát từ 2015 - 2019
Một thời gian sau, Thanh tra Bộ Xây dựng ra quyết định ban hành văn bản kết luận những sai phạm của chủ đầu tư chịu trách nhiệm cho dự án các chung cư N023 và CT2-105 của Công ty CP Hải Phát Thủ Đô tại Thủ đô.
Kết luận được đưa ra đã nêu rõ, tổng số kinh phí bảo trì cho phần sở hữu chung của nhà chung cư theo diện tích đã được duyệt là vào khoảng hơn 33,3 tỷ đồng
Theo như được biết quá trình thu phí bảo trì đã được Công ty CP Hải Phát Thủ Đô bắt đầu thực hiện ngay từ quá trình bàn giao nhà cho khách hàng. Điều đáng nói ở đây là khi thu phí bảo trì, đơn vị Chủ đầu tư đã không mở tài khoản riêng theo đúng quy định của pháp luật để gửi khoản kinh phí này mà lại bắt người dân chuyển thẳng về tài khoản chung của đơn vị.
Cũng như vậy, trong dự án CT2- 105, đơn vị chủ đầu tư vẫn không mở tài khoản riêng như theo quy định nhưng vẫn tiếp tục tiến hành thu hơn hàng chục tỷ đồng đồng phí bảo trì của cư dân. Bên cạnh đó, khoản thu phí bảo trì tại khu dịch vụ thương mại cũng được tìm hiểu rằng không được chủ đầu tư chuyển vào tài khoản riêng.
Bảo Khánh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy