Tin liên quan
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến do Bộ Công thương tổ chức ngày 6/6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hiệu quả sản xuất kinh doanh phân bón là vấn đề lớn cần được lưu ý, trong khi hiện nay, nhà máy đạm Ninh Bình đang gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ sản xuất đạm, cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Trước thực trạng này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đề nghị Cục Hóa chất phối hợp với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) khẩn trương đánh giá lại hiệu quả của nhà máy đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc để tính toán và đưa ra dự báo về sản xuất kinh doanh trong thời gian tới của các nhà máy đạm và hóa chất.
Riêng với trường hợp của nhà máy đạm Ninh Bình, Bộ trưởng cho biết sẽ thanh tra cơ sở này ngay trong tháng 6/2016.
Sẽ thanh tra nhà máy đạm Ninh Bình ngay trong tháng 6/2016
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, nhà máy đạm Ninh Bình đã hoàn thành phần đầu tư xây dựng dự kiến, nhưng đến nay vẫn chưa quyết toán nên trở thành tồn đọng rất lớn trong hoạt động điều hành sản xuất, cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Vì vậy, Thanh tra Bộ cần nhanh chóng để sớm có kết luận và đưa ra định hướng. Qua đó, giải quyết dứt điểm khâu đầu tư vào dự án cũng như phát triển các nhà máy đạm.
“Thanh tra Bộ cần nhanh chóng triển khai với Tập đoàn Hóa chất kiểm tra nhà máy đạm Ninh Bình để sớm có kết luận và đưa ra định hướng. Qua đó, Bộ sẽ chỉ đạo phương hướng và giải quyết dứt điểm khâu đầu tư vào dự án cũng như phát triển các nhà máy đạm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Vinachem, tổng mức lỗ tới nay đã lên tới trên 2.000 tỷ đồng. Trong đó, năm 2012 Đạm Ninh Bình lỗ 75 tỷ đồng, năm 2013 lỗ 759 tỷ đồng, năm 2014 lỗ khoảng 500 tỷ đồng, năm 2015 lỗ trên 370 tỷ đồng.
Trong văn bản gửi các bộ ngành nêu thực trạng nhà máy, Tổng giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường giải thích do chi phí sản xuất quá cao, giá urê trên thị trường liên tục giảm nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy đạm Ninh Bình rất khó khăn.
Một trong số lý do khiến chi phí sản xuất cao, theo Vinachem là do dây chuyền, máy móc thiết bị chủ yếu được nhập từ Trung Quốc chất lượng ở mức trung bình, thường xuyên xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, việc mua vật tư, thiết bị dự phòng cũng phải phụ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc nên dây chuyền sản xuất tiêu hao nguyên vật liệu cũng cao.
Ngoài ra, các chi phí khấu hao, chi phí lãi vay đầu tư tăng cao, giá than cao hơn giá than tại thời điểm phê duyệt dự án đã đẩy giá thành sản xuất của Nhà máy đạm Ninh Bình lên rất cao so với các nhà máy sản xuất phân đạm khác ở trong nước.
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy