Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Đạm Phú Mỹ - HoSE: DPM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần gấp 3 lần, ở mức 5.829 tỷ đồng. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp đạt 2.823 tỷ đồng, gấp 6,5 lần cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh từ 22,2% lên 48,4%.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, nhờ tận dụng tốt các cơ hội thị trường, sản lượng kinh doanh quý đầu năm đạt khoảng 346.000 tấn phân bón, hóa chất các loại.
Trong đó, sản phẩm chủ lực Đạm Phú Mỹ tiêu thụ gần 246.000 tấn, vượt 34% kế hoạch quý và tăng 30% so với cùng kỳ năm trước; NPK Phú Mỹ đạt 41.000 tấn, vượt 19% kế hoạch quý và tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, giá bán các mặt hàng kinh doanh phân bón trong quý cũng tăng so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu tài chính tăng 63% lên 47 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 52%, chi phí bán hàng tăng 46% và chi phí quản lý tăng 31%. Mức tăng của các chi phí đều thấp hơn mức tăng doanh thu nhiều nên lợi nhuận sau thuế đạt 2.126, gấp 12 lần so với số lãi 179 tỷ đồng ghi nhận trong quý I/2021. Đây tiếp tục là mức lợi nhuận kỷ lục của Đạm Phú Mỹ.
So với kế hoạch năm là 11.059 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 945 tỷ đồng, Đạm Phú Mỹ đã thực hiện gần 53% mục tiêu doanh thu và gấp 2,2 lần chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Tính đến thời điểm 31/3/2022, doanh nghiệp phân bón có 15.391 tỷ đồng tổng tài sản, tăng thêm 1.910 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong đó, tiền và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi) đạt 8.117 tỷ đồng, tăng thêm 2.494 tỷ đồng và chiếm 52% tổng tài sản. Hàng tồn kho giảm từ 2.409 tỷ đồng xuống 1.630 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cũng có gần 3.500 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển cùng với khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 4.721 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý đầu năm.
Trước đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt cũng dự báo Đạm Phú Mỹ sẽ có kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2022 và có thể kéo dài đến quý II/2022 nhờ yếu tố thiếu hụt nguồn cung Ure trong ngắn hạn theo diễn biến căng thẳng chính trị Nga - Ukraine, dẫn đến giá phân bón duy trì ở mức cao.
Mặc dù triển vọng ngành phân bón rất sáng sủa, song các chuyên gia phân tích cũng khuyến cáo nhà đầu tư mua cổ phiếu phân bón phải theo dõi sát sao diễn biến giá phân bón liên quan đến các biến động địa chính trị xoay quanh cuộc chiến Nga – Ukraine.
Trong trường hợp có thay đổi theo chiều hướng tích cực từ hoạt động xuất khẩu của Nga, giá phân bón thế giới có thể quay đầu giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc hạn chế xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung phân bón trong nước cũng là rủi ro tiềm ẩn với hoạt động kinh doanh của công ty.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy