Mở cửa phiên giao dịch sáng 19/7, đa số các cổ phiếu đồng loạt giảm giá. Tình hình trở nên xấu hơn vào cuối phiên khi áp lực bán tăng lên và dòng tiền có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường sau một thời gian dài khoảng năm rưỡi tăng liên tục.
Chốt phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm hơn 41 điểm và thủng mốc 1.260 điểm. Đây cũng là điều mà một số công ty chứng khoán có dự báo về đợt giảm sâu này. Hầu hết các nhóm ngành đều giảm, từ chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, xây dựng, dầu khí, thép…
Chỉ số HNX-Index cũng giảm mạnh gần 2,8% xuống dưới ngưỡng 300 điểm. Upcom-Index giảm 2,13%.
Sức cầu bắt đáy tăng vào giữa phiên buổi sáng nhưng bị áp đảo bởi lực bán ra. Trong nhóm 30 cổ phiếu lớn nhất trên sàn HOSE, chỉ có 2 cổ phiếu tăng giá là Masan (MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và KDH của Nhà Khang Điền, còn lại đều giảm mạnh.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm rất mạnh. Vietcombank giảm 4.500 đồng xuống 98.000 đồng/cp; VPBank giảm 2.600 đồng xuống 61.900 đồng/cp; cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) thậm chí giảm 9.500 đồng xuống 158.600 đồng/cp…
Khối ngoại cũng bán ròng khoảng 170 tỷ đồng sau vài phiên quay trở lại mua ròng.
Cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh.
Thị trường giảm mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19 làn sóng lây nhiễm thứ 4 trở nên phức tạp với số ca nhiễm lên mức báo động. Nhiều tỉnh thành buộc phải siết chặt phương pháp phòng dịch, áp dụng Chỉ thị 16.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại cách biện pháp giãn cách sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Riêng Thế Giới Di Động, doanh nghiệp này có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các thông tin về việc một số cửa hàng Bách Hóa Xanh của tập đoàn này bị tố bán giá đắt hơn so với giá niêm yết trong điều kiện dịch bệnh.
Trong tuần trước, chỉ số VN-Index tiếp tục điều chỉnh giảm. Hầu hết các nhóm ngành cổ phiếu đều đồng loạt giảm, trong đó, nhóm ngân hàng gây áp lực rất lớn lên các chỉ số khi ghi nhận 25/26 mã giảm. Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với tuần trước đó, khối lượng khớp lệnh bình quân 21 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 27%.
Các nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp.
Trong phiên sáng 19/7, chăm sóc sức khỏe là ngành duy nhất xuất hiện sắc xanh.
Cổ phiếu nhóm ngành dầu khí giảm mạnh sau khi OPEC+ đã đạt được thỏa thuận tăng sản lượng và triển vọng tăng trưởng kinh tế trong phần còn lại của năm 2021 có phần tiêu cực tại Việt Nam.
Mặc dù đón nhiều tín hiệu xấu nhưng cổ phiếu một số ngành được dự báo có triển vọng tích cực. Ngành thép thế giới ngoài Trung Quốc được kỳ vọng sắp vào thời kỳ phục hưng. Mỹ và châu Âu đang tái tập trung vào các biện pháp kích thích và cơ sở hạ tầng nên cần rất nhiều thép.
Tác giả: M. Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy