Dòng sự kiện:
Đây có thể là những nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2030
10/01/2019 06:09:14
7 trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2030 có thể sẽ là những thị trường mới nổi hiện nay.

Dự báo mới nhất trong bảng xếp hạng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu vừa được đưa ra trong các dự báo dài hạn của Standard Chartered Plc. Công ty này trước đó từng dự báo Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất vào năm 2020. Các dự báo của công ty dựa trên việc sử dụng cách đo lường về tỷ giá hối đoái ngang bằng sức mua và GDP danh nghĩa tức là GDP chưa điều chỉnh theo lạm phát (nominal GDP).

Đây được xem là một dự báo có chứa nhiều nhân tố khá bất ngờ.

Trong đó, đứng đầu top được dự báo vẫn là Trung Quốc. Ấn Độ có thể sẽ vượt Hoa Kỳ trong cùng khoảng thời gian trong khi Indonesia sẽ lọt vào top 5 nền kinh tế lớn trên thế giới khi vươn lên vị trí thứ 4. Tiếp đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ai Cập, Nga và Đức ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng tốp 10.

"Các dự báo tăng trưởng trong dài hạn của chúng tôi được củng cố bởi một nguyên tắc chính: tỷ trọng GDP của các quốc gia trong GDP của thế giới cuối cùng sẽ tương đồng với tỷ trọng của các quốc gia trong dân số thế giới, do được thúc đẩy bởi sự tương đồng về GDP bình quân đầu người giữa các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi", các nhà kinh tế của Standard Chartered dẫn đầu bởi David Mann đã viết trong một báo cáo gần đây.

Họ dự báo xu hướng tăng trưởng kinh tế cho Ấn Độ sẽ tăng tốc lên 7,8% vào thập niên những năm 2020 trong khi mức tăng trưởng xu hướng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm còn 5% vào năm 2030, phản ánh sự suy giảm tự nhiên do quy mô kinh tế.

GDP của Châu Á trong GDP toàn cầu, tăng lên tới 28% vào năm ngoái từ mức 20% trong năm 2010, và có thể sẽ đạt 35% vào năm 2030 - tương đương tỷ trọng trong khu vực đồng euro với Hoa Kỳ cộng lại.

Dưới đây là một số phát hiện khác từ các nhà kinh tế học Standard Chartered trong tương lai:

•Cải cách kéo dài ở các thị trường mới nổi ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất

•Sự kết thúc của kỷ nguyên nới lỏng định lượng có thể có nghĩa là nhiều áp lực hơn đối với các nền kinh tế trong việc cải cách và hồi sinh các xu hướng năng suất

•Tầng lớp trung lưu đang ở thời điểm bùng phát, với phần lớn dân số thế giới bước vào nhóm thu nhập cao vào năm 2020

•Tăng trưởng của tầng lớp trung lưu được thúc đẩy do quá trình đô thị hóa và giáo dục sẽ giúp chống lại tác động của xu hướng già hóa dân số nhanh chóng đang diễn ra ở nhiều nền kinh tế, bao gồm cả Trung Quốc.

Các dự báo trên thuộc về Standard Chartered PLC, một công ty đa quốc gia Anh chuyên về ngân hàng và tài chính có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

                                                                                            Hải Yến/Theo Bloomberg

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến