Sáng 21/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cơ quan này đang củng cố hồ sơ để trình lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, ra quyết định xử phạt thêm hành vi vi phạm quy định về hồ chứa, đập dâng theo Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với Công ty CP Đầu tư thủy điện miền Trung (TĐMT) Việt Nam, chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Thượng Nhật (đóng tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông).
Trước đó, hành vi vi phạm này của Công ty CP Đầu tư TĐMT Việt Nam được Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế lập biên bản và gửi đề xuất lên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị xử phạt. Với vi phạm này, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Thượng Nhật có thể bị xử phạt mức tối đa 500 triệu đồng.
Chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Thượng Nhật sẽ bị tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt thêm hành vi vi phạm quy định về hồ chứa, đập dâng theo Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Như Báo CAND Online thông tin, ngày 17/11, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương do ông Tô Xuân Bảo, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) dẫn đầu đã kiểm tra các vi phạm về công tác quản lý an toàn, vận hành hồ đập, phòng chống thiên tai sau chuyến kiểm tra tại công trình thủy điện này Thượng Nhật.Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cũng đã có công văn gửi Bộ TN&MT đề nghị thu hồi giấy phép sử dụng tài nguyên nước; đề nghị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép hoạt động điện lực đã cấp cho Công ty CP Đầu tư TĐMT Việt Nam tại thủy điện Thượng Nhật.
Đoàn kiểm tra Bộ Công thương làm việc với các đơn vị liên quan để làm rõ các hành vi vi phạm của chủ đầu tư nhà máy thủy điện Thượng Nhật.
Với những vi phạm về an toàn hồ đập, đoàn kiểm tra đề xuất lãnh đạo Bộ Công Thương thu hồi giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư TĐMT Việt Nam tại nhà máy thủy điện Thượng Nhật.
Sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra Bộ Công Thương đã lập biên bản hành vi vi phạm theo khoản c, Điều 16, Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ do chủ đầu tư nhà máy thủy điện không tiến hành quan trắc cũng như không xử lý các số liệu quan trắc như quy định và hành vi vi phạm theo khoản a, Điều 16, Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ do chưa tuân thủ quy trình của cấp thẩm quyền ban hành.
Cụ thể, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu Công ty mở hoàn toàn 5 cửa van xả nước phòng lũ nhưng 2 lần Công ty này không thực hiện.
Tác giả: Anh Khoa
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù