Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết Luật Giá 2023 quy định có 5 biện pháp bình ổn, trong đó có biện pháp thứ 5 là sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng đã thành lập Quỹ.
Số dư của Quỹ Bình ổn xăng dầu thay vì để tại doanh nghiệp đầu mối như hiện nay sẽ xem xét chuyển về ngân sách
Đồng thời, Quỹ Bình ổn sẽ không sử dụng thường xuyên, khi giá xăng dầu có biến động bất thường, Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ ngành xây dựng biện pháp bình ổn gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương để thực hiện.
Theo Vụ Thị trường trong nước, dự thảo đang quy định Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chuyển, nộp số dư quỹ bình ổn vào ngân sách nhà nước.
TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), đánh giá việc đưa quỹ Bình ổn giá xăng dầu về một đầu mối sẽ giúp quản lý được tập trung và nếu thất thoát trách nhiệm sẽ được làm rõ.
Tuy nhiên, dù cơ quan quản lý Nhà nước nắm quỹ Bình ổn giá xăng dầu vẫn cần cơ chế giám sát để đảm bảo tính minh bạch, công khai, trách thất thoát và chiếm dụng tiền của người dân.
Góp ý về nội dung trên, Bộ Nội vụ đề nghị làm rõ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Quỹ; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong khi đó, Bộ Công an nêu thực trạng thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn nhiều sơ hở, bất cập để một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chiếm dụng, sử dụng sai mục đích; một số cơ quan chức năng và dư luận doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có ý kiến trái ngược về sự cần thiết duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Do vậy, Bộ Công an đề nghị Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài chính đánh giá kỹ vai trò, tác dụng của Quỹ Bình ổn giá trong thực hiện mục tiêu ổn định giá xăng dầu trong nước trước các biến động đột ngột về giá của thị trường xăng dầu thế giới; sự phù hợp quy định về Quỹ Bình ổn giá với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tiếp tục duy trì Quỹ Bình ổn giá, Bộ Công Thương đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Nghị định quy định chặt chẽ việc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bình ổn giá.
Theo số liệu được Bộ Tài chính công bố lần gần nhất, số dư quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện gần 6.700 tỉ đồng. Trong các kỳ điều hành từ đầu năm 2024 đến nay, liên bộ Tài chính - Công Thương không chi sử dụng quỹ, một số kỳ có thực hiện trích lập quỹ đối với một số mặt hàng dầu.
Quỹ BOG xăng dầu đang được trích lập và sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2021. Theo đó, quỹ này chỉ được sử dụng khi chênh lệch giữa giá cơ sở kỳ công bố với giá cơ sở kỳ trước liền kề kỳ điều hành tăng từ 7% trở lên. Khi giá giảm hơn 5%, quỹ được trích thêm, ngoài 300 đồng/lít như quy định.
Tác giả: Thuỳ Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- may áo thun đồng phục cao cấp
- Phần mềm quản lý thông tin khách hàng
- cho thuê máy photocopy Hà Nội
- đồng phục áo sơ mi
- Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói
- argument topic
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói
- Tiêu chí mua Đồng phục nhà hàng đẹp
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy