VLA cho biết đưa ra đề xuất này với Sở Giao thông Vận tải, Công Thương TP HCM dựa trên kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp, nhằm tối ưu cho vận hàng tải hàng hóa trong điều kiện dịch bệnh.
Khi ra vào vùng dịch, tài xế được trang bị bảo hộ và chỉ ngồi trên cabin, không ra khỏi xe khi giao và nhận hàng. Đồng thời, tài xế thực hiện nghiêm theo văn bản 898 về hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế. Do đó, theo hiệp hội, rủi ro lây nhiễm từ lái xe ra cộng đồng là rất hiếm.
VLA đánh giá không phải xét nghiệm PCR sẽ giảm rủi ro cho lái xe khi tập trung tại các điểm xét nghiệm đông người. Doanh nghiệp cũng sẽ giảm được chi phí cho doanh nghiệp vận tải, vốn đang rất khó khăn khi dịch kéo dài.
Chia sẻ với PV, các hệ thống siêu thị mua hàng trực tiếp từ nông trại, hợp tác xã để phân phối cho biết, việc yêu cầu kết quả âm tính của tài xế khi vào thành phố đang khiến chuỗi cung ứng chậm lại và tăng chi phí bán hàng cho doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp cung ứng hàng, họ cũng đang gặp khó khăn tương tự. Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt có trang trại trứng tại Tiền Giang, cung cấp mỗi ngày 800.000 đến 1 triệu quả cho TP HCM. Song ông Trương Vĩnh Thiện, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết đang vướng trong khâu vận chuyển từ Tiền Giang về TP HCM.
Hiện Tiền Giang yêu cầu tài xế chở hàng phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính. Quy định này, theo ông đang gây khó cho doanh nghiệp trong phân phối thực phẩm.
Ông giải thích, trước các tài xế chỉ phải trình giấy xét nghiệm âm tính bằng hình thức test nhanh, nhưng nay các tỉnh yêu cầu phải có giấy xét nghiệm RT-PCR. Để đáp ứng, ông đã chạy đôn chạy đáo khắp các bệnh viện để cho tài xế làm xét nghiệm, nhưng hầu hết bệnh viện đều quá tải, phải chờ 48 tiếng mới cho kết quả.
Theo công văn khẩn Bộ Giao thông Vận tải ban hành sáng 8/7, tài xế, người phục vụ trên xe chở hành khách, hàng hóa từ TP HCM đi các tỉnh, thành phố khác và ngược lại bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Trước đó, một số tỉnh còn yêu cầu PCR giá trị trong 7 ngày và 3 ngày đối với test nhanh.
Do vậy, những ngày gần đây, tại TP HCM và các địa phương lân cận, nhiều tài xế, doanh nghiệp cũng phải chật vật, tốn nhiều thời gian để có giấy xét nghiệm Covid-19 khi điểm xét nghiệm quá tải. Hiện tại, Hải Phòng, Quảng Ninh đã thông báo sẽ xét nghiệm Covid-19 nhanh tại các chốt kiểm soát ở cửa ngõ.
Chi phí xét nghiệm nCoV RT-PCR khoảng 700.000-800.000 đồng (35 USD) một lần. Hồi cuối tháng 5, chủ một doanh nghiệp vận tải tại miền Bắc có 145 lái xe ước tính tốn chi phí xét nghiệm khoảng 500 triệu đồng một tháng khi mỗi lái xe phải làm xét nghiệm PCR vài ba lượt.
Ngoài đề xuất không áp dụng xét nghiệm PCR, hiệp hội cũng kiến nghị không áp dụng giờ cao điểm cấm lưu thông nội đô với xe tải dưới 3,5 tấn trong thời gian TP HCM áp dụng chỉ thị 16. Đơn vị này cho rằng nó sẽ tăng hiệu quả, khối lượng luân chuyển hàng hóa vào nội đô cho hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đảm bảo nguồn cung thông suốt trong bối cảnh một số chợ đầu mối, chợ truyền thống phải dừng hoạt động.
Tác giả: Anh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy