Phiên họp diễn ra sáng nay (9/8). Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia cho biết, cần điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng. Công đoàn mong muốn mức tăng lương tối thiểu từ 5-6%.
Ông Quảng chia sẻ, thời gian qua, tổ chức công đoàn luôn đồng hành với người sử dụng lao động vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, giữ vững quan hệ lao động.
Trước phiên họp, tổ chức công đoàn tiến hành khảo sát ở 200 doanh nghiệp thuộc 6 tỉnh. Kết quả cho thấy, trên 75% người được khảo sát có thu nhập không đáp ứng nhu cầu chi tiêu, 17,3% phải vay tiền chi tiêu.
Điều đáng nói, tiền thuê nhà bình quân trên 1,8 triệu/tháng, lương thực chỉ chiếm 34,5%, phi lương thực 68,5%. Trong khi đó, thời gian điều chỉnh tiền lương theo nghị định 38 là 1,5 năm. Theo ông Quảng, ý kiến của người lao động là muốn tăng lương từ đầu năm 2024 với mức trên 11%.
Phó Trưởng Ban Chính sách, pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đời sống người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong hơn một năm qua khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao. Tuy nhiên trong các yếu tố để xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu thì khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng rất quan trọng.
Điều này cần được xem xét để vừa đảm bảo động viên người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, để tiền lương thực sự là động lực cải thiện điều kiện làm việc, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhưng cũng hài hòa với khả năng chi trả. Đó là bài toán phải tính rất kỹ.
Kết quả khảo sát với gần 3.000 lao động ở 4 vùng với các loại hình doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn thực hiện, cho thấy có 17,3% công nhân phải thường xuyên vay nợ, 3,1% trong số đó thường xuyên bị đe dọa và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.
Có 52,3% người lao động làm thêm giờ, số ngày làm thêm giờ trung bình 1 tháng là 10,71 ngày; số giờ làm thêm trung bình 1 ngày là 1,75 giờ. Bên cạnh đó, có 76,2% người lao động "tình nguyện" làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Đại diện Tổng liên đoàn lao động đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5-6%. (Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà)
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho biết, doanh nghiệp mong muốn có nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải gồng mình để duy trì việc làm.
Đồng tình với điều chỉnh lương tối thiểu vùng, nhưng ông Phòng cho rằng điều chỉnh ngay lúc này “thì không thể”.
"Chúng ta chưa nên quyết định ngày điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong phiên họp này. Xem xét tăng lương phải có độ trễ, sẽ được quyết định căn cứ vào các thông số tới đây", ông Phòng nói.
Tác giả: Vũ Điệp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy