Theo đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ cho phép được xây dựng Nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 9/9/2021, trong đó giao Bộ Tài chính xem xét nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước đến hết năm 2021.
Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Theo đó, cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10/2020 với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cụ thể như sau: Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 4/2020 chậm nhất là ngày 20/10/2020. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.
Sau đó, cơ quan thuế đã tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô của 13 doanh nghiệp tại 8 tỉnh/thành phố với tổng số tiền thuế gia hạn là 19.256988 triệu đồng. Đây là số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước được gia hạn của các kỳ tính thuế tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10/2020. Đến ngày 20/10/2020, toàn bộ số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt này đã được các doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt này đã giúp doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước có thêm nguồn lực tài chính để xoay vòng vốn đầu tư, duy trì hoạt động sản xuất-kinh doanh, giúp người lao động duy trì công ăn việc làm trong thời gian bị ảnh hươngr bởi dịch Covid-19.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, Nghị định 109/2020/NĐ-CP cùng với Nghị định 70/2020/NĐ-CP về giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã thúc đẩy ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển.
Theo báo cáo của 13 doanh nghiệph này thì lượng xe ô tô dùng cho cá nhân và gia đình của các công ty Honda Việt Nam, VinFast, Hyundai Thành Công, Thaco Mazda, Mitsubishi Việt Nam, Chiến Thắng bán ra trong nă 2020 đều tăng so với năm 2019.
Với thực tế dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam từ đầu năm 2021 tới nay, sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước được Bộ Tài chính cho là lĩnh vực chịu ảnh hưởng và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
8 tháng đầu năm 2021, theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), tổng lượng xe ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước của các thành viên giảm 13% so với năm 2019 – thời điểm chưa có dịch Covid-19, thậm chí nhiều công ty ghi nhận mức giảm doanh số tới trên 60%.
Cạnh đó, lượng ô tô đăng ký mới trong tháng 8/2021 của toàn quốc chỉ bằng khoảng 40% so với tháng 7/2021 và khoảng 20% so với các tháng không có dịch.
Tác giả: Thanh Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy