Báo cáo về một số quan ngại tình hình thị trường địa ốc TP HCM trong năm 2019 vừa được Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) gửi đến Thủ tướng.
Trước hết, nguồn thu ngân sách từ đất, tiền sử dụng đất dự án bất động sản (BĐS) trên địa bàn thành phố bị giảm gần 17% trong năm vừa qua. Các doanh nghiệp và cá nhân còn nợ hơn 3.000 tỷ đồng ngân sách tính đến 30/11/2018. Nguồn thu này đã có dấu hiệu chững lại và khả năng tiếp tục giảm trong năm 2019.
Về quy mô thị trường, HoREA cho hay cũng bị giảm đến 34%. Trong đó, phân khúc cao cấp và trung cấp chiếm 75% thị trường, còn bình dân chỉ chiếm chưa đầy 25%. Số liệu đó cho thấy thị trường bất động sản thành phố chưa phát triển bền vững. Thị trường BĐS tiếp tục lệch pha cung - cầu khi phân khúc bình dân quá thấp. Tỷ trọng nhà ở cao cấp, theo tính toán của HoREA, có thể cao hơn 30% trong năm qua và xuất hiện dấu hiệu dư cung cao cấp, thiếu nhà ở bình dân.
Thị trường địa ốc TP HCM năm 2019 được HoREA đánh giá là có một số vấn đề quan ngại.
HoREA cũng đánh giá thể chế hành chính và hệ thống quy phạm pháp luật chưa thật thống nhất, chưa đồng bộ. Thị trường vướng nhiều điểm nghẽn về thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Bên cạnh đó, UBND TP quyết định phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2025 đã không cho phép phát triển dự án chung cư cao tầng tại khu vực trung tâm thành phố đến năm 2020 đã tạo lợi thế "độc quyền" cho một số chủ đầu tư có dự án hiện hữu.
Hiệp hội dẫn báo cáo thị trường của CBRE năm 2018 cho biết trong phân khúc bất động sản cao cấp, hạng sang thì tỷ lệ mua đầu tư chiếm đến 61%, tăng 11% so với năm trước. Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp, trung cao cấp nhằm đầu tư kinh doanh, cất giữ tài sản, cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền, dễ dẫn đến việc đầu cơ và kích giá ảo trên thị trường.
Về lượng hàng tồn kho, 65 doanh nghiệp BĐS niêm yết có tổng tồn kho lên đến gần 202.000 tỷ đồng. Nếu tồn kho theo kế hoạch kinh doanh là bình thường, nhưng tồn kho đã đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được, bị ế, có tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp và quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại trong vấn đề nợ xấu và an toàn tín dụng.
Một số vấn đề quan ngại khác như tranh chấp tại chung cư gia tăng và diễn biến phức tạp; sốt ảo giá đất nền; bảo đảm phòng cháy chữa cháy tại chung cư cao tầng.
Theo Người đồng hành
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy