"Mục tiêu gian lận thi cử là nâng điểm phục vụ cho việc thi đại học nếu không tính mục tiêu khác và nâng cho khá nhiều thí sinh (khoảng 1% trở lên - Hà Giang là 2%). Với các giả thiết này, việc gian lận thi cử với số lượng đủ lớn sẽ làm giảm số bài thi điểm thấp và tăng số bài thi điểm cao, dẫn đến tỷ lệ bài thi điểm cao tăng lên đáng kể", ông Tùng nhìn nhận.
Phân tích toàn bộ dữ liệu thi THPT 2018 (khoảng gần 1 triệu thí sinh với hơn 5 triệu bài thi), ông Tùng định dạng hiện tượng một số nơi có dấu hiệu bất thường.
Phân tích tỷ lệ bài thi điểm cao cho 3 khối chính, chỉ gồm các môn thi trắc nghiệm khối A, A1 và B; ông Tùng chia làm 3 mức điểm cao là 24, 25.5 và 27 ứng với điểm trung bình mỗi môn là 8, 8.5 và 9.
"Chỉ nên chọn từ mức 8 điểm trở lên bởi trong thi trắc nghiệm điểm 7 không gọi là cao. Điểm 7 trắc nghiệm chỉ tương đương với điểm 6 tự luận (thí sinh làm được 6 điểm + 1 điểm trong 4 điểm còn lại đánh hú họa)", ông Tùng giải thích.
Trước hết về khối A. Trên 3 đồ thị (hình 1, hình 2, hình 3) thể hiện tỷ lệ thí sinh đạt 24, 25.5 và 27 trở lên cho toàn quốc và 63 tỉnh thành.
Đường đỏ nằm ngang là mức của toàn quốc. Qua đồ thị, thấy rõ Hà Giang là địa phương có tỷ lệ cao vọt trong cả 3 ngưỡng điểm.
Một số địa phương "đất học" cũng có tỷ lệ cao hơn trung bình.
Nhưng trong khối thi này xuất hiện 2 tỉnh Kon Tum và Điện Biên nhô lên. Trong khi đó với đồ thị cho 27 điểm trở lên Hòa Bình là tỉnh xuất hiện và vừa được báo chí nhắc tới.
(Hình 1- Ông Lê Trường Tùng cung cấp)
(Hình 2- Ông Lê Trường Tùng cung cấp)
(Hình 3 - Ông Lê Trường Tùng cung cấp)
Ở khối A1 (hình 3, hình 4), Hà Giang vẫn là địa phương nổi trội, tuy nhiên trong khối thi này tỉnh Lai Châu đã xuất hiện và nổi lên hai 2 địa danh là Sơn La và Hòa Bình.
Như vậy với khối A1, Top 4 địa phương có tỷ lệ thí sinh từ 25.5 điểm trở lên cao nhất toàn quốc theo thứ tự là Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La. Còn Top 3 địa phương tỷ lệ thí sinh 27 điểm trở lên là Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
(Hình 4 - Ông Lê Trường Tùng cung cấp)
Ở khối B (hình 5, hình 6), Kon Tum và Điện Biên đang chiếm ngôi vô địch trong tỷ lệ thí sinh điểm cao.
Đây là hai địa phương đứng đầu có tỷ lệ thí sinh khối B đạt 24 điểm trở lên.
Trong khi đó ở khối thi này, đứng đầu các địa phương có tỷ lệ thí sinh 25.5 điểm trở lên là Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum và Điện Biên. Ở mức điểm từ 27 trở lên đứng đầu là các địa phương Điện Biên, Hà Giang, Kon Tum, Sơn La".
(Hình 5- ông Lê Trường Tùng cung cấp)
(Hình 6 - Ông Lê Trường Tùng cung cấp)
Theo ông Tùng, nếu phân tích điểm thi cho từng môn sẽ minh chứng những bất thường càng cụ thể hơn.
"Như vậy hiện tại Hà Giang đã được Bộ GD&ĐT công bố có sai phạm, nổi trội trong cả 3 khối A, A1, B. Sơn La xuất hiện trong khối B, A1 đang được Bộ kiểm tra. Tỉnh Hòa Bình đã được báo chí đề cập có bất thường điểm thi. Cần phải xem xét thêm các tỉnh Lai Châu (xuất hiện trong khối A1 và khối B); Kon Tum, Điện Biên (thấp thoáng khối A và thực sự nổi bật trong khối B)", ông Tùng đề nghị.
Riêng hai địa phương Lào Cai và Bạc Liêu, ông Tùng cho rằng, qua phân tích không thấy dấu hiệu nổi bật tại đây, nên nếu có chỉ là diện hẹp.
Theo VietNamNet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy