Dòng sự kiện:
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
09/04/2022 07:46:23
Bên cạnh diễn biến thị trường chung khá tiêu cực, hầu hết các cổ phiếu đưa ra khuyến nghị tuần qua đều trong trạng thái rung lắc và điều chỉnh.

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu ACB

Chúng tôi duy trì khuyến nghị Outperform đối với ACB và giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư là 41.914 đồng/cổ phiếu (Upside: 24,7%).

Mặc dù không được như kỳ vọng nhưng ACB là một trong những mã hiếm hoi của ngành có được tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 5/4, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB tăng nhẹ 450 đồng (+1,35%) từ mức giá 33.400 đồng/CP lên 33.850 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MSB

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MSB là 33.100 đồng/CP và khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Dù kế hoạch năm 2022 khả quan với chỉ tiêu lợi nhuận là 6.800 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 30%, nhưng diễn biến cổ phiếu MSB chỉ lình xình với những phiên tăng giảm trong biên độ hẹp. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSB giảm nhẹ 150 đồng (-0,58%) từ mức giá 25.800 đồng/CP xuống 25.650 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 59.900 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 59.900 đồng/CP (+27.4% upside).

Trong khi đó, cổ phiếu VIB có phần kém khả quan hơn khi ghi nhận 4 phiên giảm và chỉ tăng nhẹ trong phiên 6/4. Tính chung cả tuần qua, giá cổ phiếu VIB giảm 2.900 đồng (-6,05%) từ mức giá 47.900 đồng/CP xuống 45.000 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với mức giá mục tiêu 58.300 đồng/CP

Dựa trên tiềm năng và rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 theo phương pháp Định giá từng phần (SOTP) với mức giá mục tiêu 58.300 đồng/CP, upside 25,9% so với giá đóng cửa ngày 05/04/2022.

Bên cạnh diễn biến thị trường khá tiêu cực, thông tin kế hoạch kinh doanh năm 2022 đi lùi với mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 15% về mức 657 tỷ đồng, khiến cổ phiếu PC1 có tuần mất điểm. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 giảm 3.300 đồng (-6,98%) từ mức giá 47.300 đồng/CP xuống 44.000 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu GAS

Bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền và so sánh PE, chúng tôi xác định giá trị cổ phiếu của GAS ở mức 117.500 đồng/cổ phần, tương ứng với PE 2022 ở mức 21 lần, mức phù hợp với vị thế một doanh nghiệp số 1 ngành khí Việt Nam. Đồng thời, đưa ra khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu này.

Sau những phiên giao dịch đầu tuần khá khởi sắc, cổ phiếu GAS đã quay đầu điều chỉnh trong bối cảnh chung cả thị trường chịu áp lực bán mạnh. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GAS tăng nhẹ 500 đồng (+0,45%) từ mức giá 109.700 đồng/CP lên 110.200 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu BSR

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh hệ số PE, EV/EBITDA, giá trị cổ phiếu BSR được xác định ở mức 27.200 đồng/cổ phần. Đồng thời khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BSR.

Cổ phiếu BSR có phần tích cực hơn đôi chút nhờ công bố ước lợi nhuận quý I/2022 hơn 2.000 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch cả năm. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BSR tăng 400 đồng (+1,54%) từ mức giá 26.000 đồng/CP lên 26.400 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 72.530 đồng/CP

Chúng tôi duy trì khuyến nghị Outperform với BMP và giữ nguyên giá mục tiêu (TP) là 72.530 đồng/cổ phiếu (Upside: 22,9%, bao gồm suất cổ tức dự phóng 8,7%).

Trái với khuyến nghị của BVSC, cổ phiếu BMP đã liên tiếp mất điểm trong tuần đầu tháng 3 do chịu áp lực chốt lời mạnh sau tuần tăng mạnh trước đó. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng duy nhất ngày 7/4, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP giảm 3.500 đồng (+5,37%) từ mức giá 65.200 đồng/CP xuống 61.700 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi HT1 tại ngưỡng 30

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 và MA100. Đường MA20 đang ở trên MA50 và MA100. MA50 vẫn ở dưới MA100 tuy nhiên đang có xu hướng cắt lên.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 25.7, chốt lãi tại ngưỡng 30.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 24.2.

Cổ phiếu HT1 đã giao dịch sôi động và khởi sắc trở lại, đòi lại những gì đã mất trong tuần cuối cùng của tháng 3. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HT1 tăng 1.100 đồng (+4,51%) từ mức giá 24.400 đồng/CP lên 25.500 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DPR với mức giá mục tiêu là 110.000 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DPR với mức giá mục tiêu là 110.000 đồng/CP được xác định bởi phương pháp định giá từng phần SOTP (DCF) các mảng thu nhập chính của DPR từ đó mức giá trị hợp lý được xác định là 110,000 VND/CP tương ứng với mức P/E mục tiêu 2022 = 10.6x – và bằng mức P/E trung bình 3 năm của cổ phiếu.

Diễn biến chung khá tiêu cực của thị trường trong 2 phiên cuối tuần đã tác động khiến cổ phiếu DPR để mất thành quả có được trong những phiên giao dịch đầu tuần và không đạt kỳ vọng của BVSC. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPR giảm nhẹ 200 đồng (-0,22%) từ mức giá 91.000 đồng/CP xuống 90.800 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi ELC tại ngưỡng 32.8

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 và MA100. Đường MA20 đang ở trên MA50 và MA100. MA50 vẫn ở dưới MA100 tuy nhiên đang có xu hướng cắt lên.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 28.85, chốt lãi tại ngưỡng 32.8 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 27.0.

Trái với nhận định của BSC, sau phiên giao dịch đột biến ngày 5/4, cổ phiếu ELC đã rung lắc và lao dốc mạnh về cuối tuần và kết thúc tuần không mấy khả quan. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, trong đó có 1 phiên tăng trần và 1 phiên giảm sàn, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ELC giảm 1.450 đồng (-5,27%) từ mức giá 27.500 đồng/CP xuống 26.050 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 65.300 đồng/CP

Chúng tôi kết hợp đồng thời phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do DCF và phương pháp so sánh P/E đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 65.300 đồng/CP, tức upside 43% so với thị giá.

Hòa Phát liên tục đón nhận những thông tin tích cực như sản lượng bán HRC trong tháng 3 lập kỷ lục nhờ nhu cầu nội địa tăng cao, hay thép xây dựng vượt 5000.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay, đã giúp cổ phiếu HPG tăng nhẹ trong tuần thị trường nhiều biến động. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 28/3, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG tăng 700 đồng (+1,53%) từ mức giá 45.700 đồng/CP lên 46.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu SIP tại ngưỡng 163

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 nhưng đang ở dưới MA100. Đường MA20 đang ở dưới MA50 và MA100 tuy nhiên đang có dấu hiệu cắt lên.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 140.0, chốt lãi tại ngưỡng 163.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 134.0.

Không nằm ngoài xu hướng chung của nhóm cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu khu công nghiệp SIP cũng có tuần mất điểm. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SIP giảm 4.800 đồng (-3,43%) từ mức giá 140.000 đồng/CP xuống 135.200 đồng/CP.

Tác giả: N.T

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến