Dòng sự kiện:
Điều bệnh nhân ung thư cần biết về xạ trị
12/08/2018 11:03:33
Điều trị bệnh ung thư là điều trị đa mô thức, có sự kết hợp chặt chẽ của phẫu thuật, hóa chất và xạ trị, tùy thuộc vào loại bệnh ung thư và giai đoạn bệnh ung thư.

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, khó chữa trị và có tỷ lệ tử vong cao, có hơn 200 loại ung thư được phát hiện. Theo các chuyên gia ung thư, điều trị bệnh ung thư là điều trị đa mô thức, có sự kết hợp chặt chẽ của phẫu thuật, hóa chất và xạ trị, tùy thuộc vào loại bệnh ung thư và giai đoạn bệnh ung thư. Hiện nay, có khoảng 50 - 60% bệnh nhân ung thư có chỉ định điều trị xạ trị

Xạ trị là gì?

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết,  xạ trị là dùng các tia phóng xạ để điều trị bệnh ung thư. Từ năm 1898, tiện ích được ứng dụng vào điện quang và sau đó dùng tia X để chiếu chụp và sau đó dùng tia X chiếu vào khối u để trị ung thư. Bà bác học Marie Curie  năm 1910 đã phát minh ra chất phóng xạ ion. Đến năm 1923 các chất phóng xạ này đã được đưa vào Việt Nam để ứng dụng trong việc điều trị ung thư.

Bệnh nhân đang được xạ trị ung thư

Ngay từ đầu các máy móc trị xạ rất thô sơ. Máy phát ra tia X, máy dùng phóng xạ cô ban phát ra tia gama để điều trị ung thư triển khoa học không ngừng, đến nay chúng ta có máy trị xạ rất hiện đại đồng thời các hệ thống định vị che chắn rất tốt. Chính vì vậy, việc điều trị hiệu quả hơn rất nhiều.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, có ba phương pháp chính để điều trị ung thư đó là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị  đã được sử dụng điều trị một cách hài hòa. Và tùy trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể, chứ ko có cách điều trị riêng biệt điều trị được hết bệnh. 

Xạ trị là phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư, nó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mô lành xung quanh. Bên cạnh đó, người điều trị ung thư bằng xạ trị còn chịu những tác dụng phụ không mong muốn như đau nhức, chán ăn, mệt mỏi….. Nên mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một phác đồ phù hợp cho mỗi loại bệnh, giai đoạn của bệnh.

Xạ trị sẽ gây ra những tác dụng phụ nào?

GS.TS Nguyễn Bá Đức cho hay, phương pháp nào cũng có tác dụng phụ, tuy nhiên không quá nghiêm trọng. Ví dụ như phẫu thuật cũng bị đau, chảy máu, lâu bình phục. Xạ trị cũng vậy, xạ trị là sử dụng tia phóng xạ có thể là tia gama, tia photon,.. khi chiếu vào cơ thể các nhà y học đã tính toán là dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư.  Như thế nó sẽ có tác dụng phụ  ví dụ như toàn cơ thể  cũng sẽ ít nhiều mệt mỏi.

Nếu chiếu vào cùng nào cơ thể sẽ có những tác dụng phụ khác nhau (vùng đầu cổ khác với vùng bụng). Tuy nhiên với các máy thế hệ cũ sẽ có tác dụng phụ nhiều hơn nhưng ngày nay máy hiện đại hơn sẽ hạn chế rất nhiều. Ví dụ như vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng chút đến niêm mạng miệng, xương cơ thì gây viêm và phù nề 1 thời gian. Vào vùng nào sẽ có các khác nhau chứ không giống nhau.

Thông thường tác dụng phụ sau xạ trị giảm dần và hết, sạm da sau 3 - 6 tháng là hết. Hoặc tác dụng về mệt mỏi, chán ăn thì sau một thời gian cũng hết, rối loạn tiêu hóa thì cũng sau khi ngừng là hết.

“Cũng có xạ trị để biến chứng lâu dài đặc biệt máy xạ trị cũ, đặc biệt xạ trị vào vùng họng, gây xơ làm há miệng khó và cần tập há miệng hoặc làm teo niêm mạc miệng, sau xạ trị ăn khó nuốt. Còn ngày nay với máy móc hiện đại thì các thầy thuốc đã làm giảm rất nhiều các tác dụng phụ. Trong quá trình xạ trị có thể sẽ dùng các mỡ để hạn chế tác dụng phụ còn với hiện nay các tia xạ được đưa sâu vào khối u", GS.TS Đức nói.

Theo báo Tổ Quốc

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến