GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Trên thế giới chưa từng ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định mì ăn liền – một sản phẩm tồn tại lâu đời và ngày nay được không ít nhà đầu tư sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, lại có thể gây hại cho sức khỏe hoặc chứa những chất gây ung thư”.
Tìm hiểu sâu hơn, lời đồn thổi “mì ăn liền gây ung thư” có thể xuất phát từ nỗi lo thực phẩm này chứa phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, chất chống oxy hóa… có khả năng gây ung thư và đặc biệt là ảnh hưởng của chất lượng dầu chiên mì ăn liền.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người tiêu dùng cần hiểu rõ các chất phụ gia được phép cho vào trong thực phẩm, bao gồm cả trong mì ăn liền đều được quy định giới hạn về hàm lượng an toàn, nằm trong tiêu chuẩn cho phép, được cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ. Nếu sử dụng đúng liều lượng thì cơ thể sẽ tự động đào thải các chất này ra ngoài mà không gây nên các biến đổi bất thường hay sinh ung thư.
Mì ăn liền ngày nay được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Liên quan tới vấn đề dầu chiên, ngày nay, quy trình sản xuất mì ăn liền thực tế có thể kiểm soát tốt chất lượng dầu chiên cũng như lượng transfat trong nguồn nguyên liệu dầu đầu vào nhằm tránh các tác động không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, với quy trình sản xuất mì ăn liền tiên tiến, mì được chiên trong một hệ thống hiện đại và không cần phải gia nhiệt trực tiếp. Tại đây, dầu sẽ được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước từ bên ngoài, sau đó dẫn vào chảo chiên bằng đường ống kín.
Việc lắp đặt các thiết bị điều khiển tự động cũng có thể chủ động kiểm soát nhiệt độ dầu bên trong chảo luôn ổn định và tự động bổ sung dầu mới. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm: “Dầu được sử dụng để chiên mì trong quy trình này thường là dầu thực vật ở dạng rắn.
Nguyên liệu này được sản xuất theo công nghệ tách lọc tự nhiên bằng phương pháp làm lạnh gián tiếp với nước lạnh, nhờ đó hạn chế tối đa hàm lượng transfat trong dầu và giúp kiểm soát hàm lượng này trong sản phẩm sau khi chiên ở mức an toàn”.
Điều này được kiểm chứng qua công bố của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng khu vực 3 (2016), một số sản phẩm mì ăn liền như của Acecook Việt Nam có hàm lượng transfat chỉ dao động từ 0,01 - 0,04 g/khẩu phần, thấp hơn nhiều so với quy định 0.5g trên một khẩu phần ăn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Do đó sản phẩm được coi là không chứa transfat và được phép ghi nhãn là “0 gram transfat”.
PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mức tiêu thụ transfat cho phép ở mức dưới 1% lượng calo cần thiết trong mỗi bữa ăn. Ví dụ: nếu nhu cầu năng lượng của một người trưởng thành là 2.000 kcal mỗi ngày, thì năng lượng do Transfat cung cấp dưới 20kcal (tương đương với tiêu thụ khoảng 2gram) là mức an toàn, tức không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định, hiện nay mì ăn liền của các nhà sản xuất lớn ở Việt Nam đều phải đảm bảo tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ, thành phần nguyên liệu và phụ gia sử dụng, hàm lượng cho phép… của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm. Do vậy, người tiêu dùng có thể tin tưởng, an tâm chọn loại mì ăn liền được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành và giám sát chất lượng, được sản xuất bởi những công ty uy tín, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, người tiêu dùng nên tăng cường vận động, cũng như bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khi ăn mì ăn liền để cân đối dinh dưỡng.
PGS.TS. Lê Bạch Mai cho biết thêm, chất “có thể sinh ung thư” khác xa chất “gây ung thư” (như khói thuốc lá, chất thải công nghiệp, khói xăng dầu, tia tử ngoại…) nhưng nhiều người vẫn thường lầm tưởng là một.
Chất có thể sinh ung thư chỉ biến thành chất độc, tạo điều kiện để tế bào bình thường biến thành tế bào ung thư khi có điều kiện thuận lợi của rất nhiều yếu tố khác nhau như hàm lượng “chất có thể sinh ung thư” cao vượt mức cho phép, sức đề kháng yếu, khả năng đào thải độc tố của gan và thận kém, lối sống phản khoa học.
Thay vì lo lắng trước những tin đồn thiếu căn cứ, người tiêu dùng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng cân bằng và vận động hợp lý. Khi ăn mì gói nên bổ sung thêm rau xanh (rau muống, cải xanh, xà lách xoong, nấm rơm, rau thơm…); hải sản (tôm, mực, cua…); thịt (heo, bò, gà); cá, trứng… để tô mì gói thêm giàu dinh dưỡng và ngon miệng. Ngoài việc ăn uống đủ chất, cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập luyện đều đặn mỗi ngày, tinh thần lạc quan mới chính là cách bảo vệ sức khỏe, tránh xa các nguy cơ bệnh tật trong đó có ung thư.
Theo VTC News
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy