Tin liên quan
Ngày 29/8 tới đây, Sở GDCK Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Đây được coi là thương vụ IPO lớn nhất từ đầu năm tới nay.
Theo kế hoạch, Nhà nước sẽ nắm giữ 678 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 5,7 triệu đơn vị, chiếm 0,43% vốn điều lệ; Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 478 triệu đơn vị, chiếm 36% vốn điều lệ; Cổ phần IPO là 167 triệu đơn vị, chiếm 12,57% vốn điều lệ.
Vốn điều lệ của VEAM sau cổ phần hóa sẽ lên đến 13.288 tỷ đồng, tương đương với 1,33 tỷ cổ phiếu lưu hành tính theo mệnh giá. Với giá khởi điểm 14.290 đồng, vốn hoá của VEAM và lượng cổ phiếu đấu giá có giá trị tương ứng là 19.000 tỷ và 2.300 tỷ.
Sở hữu các con số ấn tượng thuộc diện “khủng” nhưng VEAM lại khá lạ lẫm với công chúng.
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM thành lập năm 1990, trực thuộc Bộ Công thương với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sau 25 năm phát triển, VEAM có 4 mảng chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, chế tạo lắp ráp xe ô tô, sản xuất các sản phẩm hỗ trợ và kinh doanh thương mại. VEAM luô giữ vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt Nam về máy động lực và máy nông nghiệp sản xuất với thị phần đạt 25%; tham gia đầy đủ các phân khúc trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp như máy cày, máy bừa, mày gặt, máy sấy….
VEAM còn là nhà cung cấp phụ tùng, thiết bị phụ trợ cho các nhà sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất, lắp ráp xe tải và xe chuyên dụng thông qua các công ty con. Tổng công ty này có hệ thống gồm 21 công ty con và công ty liên doanh liên kết hoạt động tập trung trong các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, cơ khí hỗ trợ nhau hiệu quả.
Nhà xưởng hiện đại của VEAM
Với 559 tỷ đồng vốn góp vào 3 liên doanh Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam và Ford Việt Nam, VEAM đã thu được thành công ngoài mong đợi.
VEAM sở hữu 30% Honda Vietnam và 20% Toyota Việt Nam. Ngoài ra công ty con của VEAM là Diesel Sông Công (Disoco) còn sở hữu 25% Ford Việt Nam. Nhu cầu xe ô tô tại Việt Nam tăng nhanh nhờ hạ tâng giao thông cải thiện và thu nhập người dân tăng nhanh đã giúp giai đoạn 2012-2015 tăng trưởng 45%/năm. Năm 2015 ghi nhận tổng lượng xe ô tô tiêu thụ là 250.000 chiếc.
Trên thị trưởng, xe máy liên doanh Honda Việt Nam của VEAM chiếm 70% thị phần. Với thị trường ô tô, 3 liên doanh Toyota, Honda, Ford chiếm 35% thị phần xe hơi tại Việt Nam.
Một trong những dòng sản phẩm làm nên thương hiệu của VEAM
Đầu tư của VEAM vào các liên doanh đều rất thành công. Toyota thì có một thời gian dài thống trị lĩnh vực xe ô tô cá nhân còn Honda thì thống trị thị trường xe máy.
Tính đến cuối năm 2014, tổng giá trị của khoản đầu tư trên đã lên đến gần 8.400 tỷ đồng – tăng gấp 15 lần. Đáng kể nhất là 30% vốn của VEAM tại liên doanh Honda Việt Nam, tăng từ 253 tỷ lên thành hơn 7.100 tỷ đồng.
Càng không thể không kể đến hàng nhìn tỷ đồng cổ tức VEAM đã nhận được. Cụ thể, năm 2014 công ty mẹ VEAM đã lĩnh hơn 1.100 tỷ đồng cổ tức – chủ yếu từ các liên doanh này. Trên báo cáo hợp nhất, phần lợi nhuận mà VEAM được hưởng tương ứng với tỷ lệ sở hữu lên đến gần 3.500 tỷ đồng.
Nhờ lợi nhuận từ các liên doanh này, năm 2014, VEAM đã trở thành đơn vị có lợi nhuân cao thứ 7 trong số các tập đoàn/tổng công ty 100% vốn nhà nước, cao hơn nhiều ông lớn như Tổng Công ty Cảng hàng không, Vinachem, Vinacomin…
Các số liệu về tài chính của VEAM năm 2015 cũng rất tốt. Tổng doanh thu công ty mẹ năm 2015 đạt hơn 5.330 tỷ tăng gấp đôi so với mức 2.500 tỷ của năm 2014 trong đó đóng góp lớn vẫn là từ doanh thu hoạt động tài chính (chủ yếu từ cổ tức từ các công ty liên doanh). Lợi nhuận sau thuế năm 2015 của công ty mẹ VEAM đạt 3.335 tỷ đồng, tăng vọt so với con số 842 tỷ của năm 2014.
Tuy nhiên, sở hữu các con số kết quả đẹp nhưng thực chất hoạt động kinh doanh của VEAM và các công ty con lại không mấy khả quan khi xét về mặt tài chính. Phần lớn doanh thu vẫn đến từ các hoạt động tài chính, cụ thể là cổ tức từ các công ty liên doanh. Nếu tách riêng lợi nhuận từ các liên doanh, VEAM có thể lỗ lớn trong các năm qua.
Về kế hoạch phát triển trong tương lai, trong một phát biểu lãnh đạo VEAM cho biết VEAM sẽ cho các công ty con chuyển thành công ty cổ phần và VEAM giữ cổ phần chi phối, với các công ty sở hữu trên 51% sẽ thoái vốn đến 36% và với các công ty liên kết tùy thuộc vào kết quả kinh doanh sẽ giữ hoặc thoái vốn. Đến năm 2020 VEAM cơ bản sẽ hoàn thành chương trình tài cơ cấu và thoái vốn tại công ty con. Với công ty mẹ, Thủ tướng đã giao bộ Công thương chỉ đạo VEAM xây dựng lộ trình thoái vốn của Bộ Công thương tại VEAM đến năm 2018 khi đó Nhà nước sẽ không giữ cổ phần chi phối còn tỷ lệ sở hữu bao nhiêu tủy thuộc vào điều kiện cụ thể.
Nên đọc
Thanh Hương (TH)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy