Dòng sự kiện:
DNNN lỗ luỹ kế trên 17.000 tỷ đồng
22/07/2018 06:24:19
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), vẫn còn nhiều vụ việc thua lỗ lớn từ khu vực DNNN thời gian qua.

 

 

 


Cụ thể, báo cáo của CIEM cho thấy, từ 2011-2016, tỷ trọng DNNN thua lỗ không giảm. Báo cáo hợp nhất năm 2016 cho thấy có tới 23/91 tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty mẹ - con lỗ luỹ kế trên 17.000 tỷ đồng.

23/91 tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty mẹ - con lỗ luỹ kế trên 17.000 tỷ đồng.

Đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng tông ty lên đến ngành chục nghìn tỷ đồng đến nay chưa thu hồi và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở mức dưới giá trị đã đầu tư.

Theo đại diện CIEM, nguyên nhân của thực trạng này do không cơ quan nào có đủ thẩm quyền và khả năng theo dõi, đánh giá DN đầy đủ, hiệu quả và toàn diện. Nguyên nhân việc giám sát chưa hiệu quả đến từ quy dịnh của pháp luật và bộ máy, công cụ và cách thức triển khai thực hiện giám sát.

Đối với nguyên nhân từ quy định của pháp luật, theo CIEM, đã có nhiều quy định về thẩm quyền, chủ thể và đối tượng giám sát nhưng thiếu thống nhất về nội hàm, khái niệm, phạm vi hoạt động giám sát của chủ sở hữu, còn chồng lấn giữa giám sát của của chủ sở hữu với hoạt độngthanh tra, kiểm tra thuộc chức năng cua quản lý nhà nước.

Quy định hướng dẫn chi tiết về cách thức, công cụ thực hiện giám sát của cơ quan đại diện chưa thực sự rõ ràng, dẫn tới những lúng túng trong tổ chức thực hiện, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả giám sát.

Đồng thời, nguyên nhân khiến việc giám sát không hiệu quả do thiếu thông tin đầy đủ về vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại DN trong nền kinh tế, không nắm được nguồn lực thực tế của Nhà nước tại các DN là bao nhiêu, tất cả thông tin phụ thuộc vào báo cáo của DN và không có sự theo dõi thường xuyên, hàng ngày. Không thể giám sát tốt khi thiếu công cụ thông tin.

CIEM kiến nghị, cơ quan chức năng phải xây dựng được hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để vận hành chức năng chủ sở hữu.

Liên quan đến vấn đề này, đầu 2018 Chính phủ đã chính thức thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN. Cơ quan này dự kiến quản lý một nguồn lực rất lớn lên đến 820 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu nhà nước và 1,5 triệu tỷ đồng tài sản DN.

Theo đại diện CIEM, có nhiều ý kiến hoài nghi về cách thức tổ chức và trách nhiệm giải trình của Ủy ban trong bối cảnh cơ chế giám sát hiện hành bị xem là thiếu hiệu lực, kém hiệu quả.

Theo Báo hải quan

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến