Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã công bố tình hình phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020.
Đáng chú ý, hầu hết đơn vị có lượng trái phiếu phát hành lớn từ đầu năm lại chính là nhóm đầu ngành, thuộc sở hữu của các đại gia giàu nhất thị trường.
Theo HNX, 6 tháng đầu năm ghi nhận 130 doanh nghiệp thực hiện chào bán trái phiếu, huy động tổng cộng hơn 156.327 tỷ đồng thông qua 818 đợt phát hành. Kỳ hạn phát hành bình quân vào khoảng 3,93 năm.
Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản là 2 nhóm có số phát hành lớn nhất, chiếm lần lượt 30,3% (47.347 tỷ) và 29,2% (45.592 tỷ) tổng giá trị phát hành từ đầu năm.
Đơn vị có giá trị trái phiếu phát hành nhiều nhất từ đầu năm đến nay là ngân hàng BIDV với 15.168 tỷ đồng, thông qua 34 đợt phát hành.
Cùng huy động được hơn 10.000 tỷ từ nguồn trái phiếu nửa năm qua là Công ty CP Vinhomes với 71 đợt phát hành, thu về tổng cộng 12.000 tỷ.
Theo sau là một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản và ngân hàng như Công ty CP Đầu tư Phát triển BĐS TNR Holdings Việt Nam với 200 đợt phát hành, huy động 9.716 tỷ; HDBank huy động 8.500 tỷ qua 10 lần phát hành; Công ty CP Tập đoàn Sovico phát hành 8.000 tỷ qua 69 đợt; và VPBank thu 7.000 tỷ sau 12 đợt…
Ước tính, giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp lớn kể trên đã chiếm gần 40% tổng giá trị phát hành từ đầu năm.
Ngoài ra, một số ngân hàng cũng phát hành hàng nghìn tỷ trái phiếu trong nửa đầu năm qua còn có OCB 3.935 tỷ; VIB 3.000 tỷ; SHB 2.300 tỷ; hay BacABank 2.200 tỷ đồng…
Các doanh nghiệp trong “hệ sinh thái” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là những công ty có giá trị trái phiếu huy động lớn nhất từ đầu năm với 15.050 tỷ đồng. Ngoài Vinhomes, còn có 2 doanh nghiệp khác liên quan Vingroup cũng phát hành trái phiếu là Công ty CP Phát triển Thành phố Xanh và Công ty CP Vincom Retail huy động lần lượt 2.000 tỷ và 1.050 tỷ đồng.
Đứng thứ 2 theo phân loại này là nhóm doanh nghiệp của đại gia Trần Anh Tuấn và vợ Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ngoài TNR Holdings huy động được 9.716 tỷ, Công ty CP Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL của vợ chồng doanh nhân này cũng huy động được gần 3.900 tỷ qua kênh trái phiếu từ đầu năm.
Trong khi đó, hai doanh nghiệp liên quan tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, gồm Sovico và Công ty CP Địa ốc Phú Long huy động được tổng cộng 10.400 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Số này chưa bao gồm 8.500 tỷ đồng mà HDBank huy động được từ đầu năm.
Liên quan tới hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức phân phối cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính, bao gồm cả huy động vốn trái phiếu (số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ, thanh toán lãi, gốc…).
Theo cơ quan quản lý, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ các rủi ro có thể gặp, nhà đầu tư (nhất là cá nhân) mới nên mua trái phiếu.
Ngoài ra, Bộ này cũng nhấn mạnh không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy