Theo Bizlive, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa gửi văn bản tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan liên quan về việc bố trí nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ các dự án nhà ở xã hội.
HoREA cho biết, hiệp hội đã nhận được Văn bản số 549/HQ-CV ngày 20/11/2017 của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (Công ty Hoàng Quân) kiến nghị khẩn cấp bố trí nguồn vốn hỗ trợ đối với các dự án nhà ở xã hội.
HoREA kiến nghị phân bổ khoảng 1.000 tỷ đồng cho 4 tổ chức tín dụng là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV để sớm triển khai cấp tín dụng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.
Hiệp hội được biết Hoàng Quân là doanh nghiệp có nhiều dự án nhà ở xã hội nhất tại TP.HCM và các tỉnh phía nam. Công ty có 18 dự án với khoảng 24.781 căn hộ và nhà liền kề, có tổng mức đầu tư khoảng trên 15.000 tỷ đồng, và công ty đã bàn giao khoảng 4.000 căn hộ nhà ở xã hội trong 2 năm qua. Hiệp hội rất đồng tình với những kiến nghị của Công ty Hoàng Quân.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá bán không quá 1,05 tỷ đồng, NHNN đã chỉ đạo kết thúc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN.
Theo đó, chấm dứt giải ngân đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội kể từ ngày 01/06/2016; (ii) Chấm dứt giải ngân đối với người mua nhà ở xã hội kể từ ngày 31/12/2016. Từ đó đến nay, gần như Quốc hội và Chính phủ, NHNN chưa bố trí được nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Nguyên nhân là do hiện nay "danh mục chi thực hiện chính sách nhà ở xã hội" (theo Luật Nhà ở 2014) chưa được cập nhật, bổ sung vào Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/08/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh mục được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nên trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa có danh mục chi này để Chính phủ có căn cứ thực hiện.
Giữa năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có văn bản số 102/UBTVQH14-TCNS ngày 26/04/2017 gửi Chính phủ về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đối với phần vốn còn lại, đồng ý bổ sung 2.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó dành một phần bổ sung để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Hiệp hội được biết, có 1.260 tỷ đồng được phân bổ để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng trên thực tế các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này. Do vậy, đến nay Chính phủ, NHNN vẫn chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại tham gia thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, còn một vướng mắc nữa là mặc dù NHNN đã chỉ định thêm 4 tổ chức tín dụng là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV để tham gia thực hiện chính sách nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa bố trí được nguồn tái cấp vốn từ ngân sách để các tổ chức tín dụng này có căn cứ triển khai.
Thực tế hiện nay, cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội đều không được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nên gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể, đối với khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà ở xã hội nhưng chưa nhận nhà trong năm 2016 do dự án chưa hoàn thành, thì kể từ ngày 01/01/2017 trở đi, không còn được tiếp tục giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, và cũng chưa có nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác thay thế nên các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội này lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, không thể thực hiện tiếp hợp đồng, hoặc phải vay thương mại với lãi suất cao kèm theo điều kiện phải có tài sản thế chấp, hoặc phải vay ngoài xã hội với lãi suất rất cao.
Trước đó, theo báo Nhân dân, Bàn về việc làm sao có được dòng vốn cho NƠXH, nhiều ý kiến nghiêng về phía cần đa dạng hóa nguồn vốn. Nguồn từ đâu? Thứ nhất, một chuyên gia dẫn ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Ðức Ðam cho biết, có thể "mượn tạm" tiền từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (DN) để hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi cho DN và người mua nhà. Ðược biết, Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN thuộc Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý tập trung, thống nhất, có hiệu quả các nguồn thu từ phần vốn nhà nước góp tại các DN, bao gồm cả các nguồn thu từ quá trình sắp xếp DN 100% vốn Nhà nước. "Vấn đề khó không phải là hạch toán thu - chi nếu mượn tạm nguồn vốn từ quỹ, mà là đặt trong bối cảnh nợ công đang cao, nhiều khoản nợ phải trả lãi và đến thời điểm đáo hạn... thì ưu tiên số một dường như sẽ phải nghiêng về nhiệm vụ bổ sung ngân sách cho các hoạt động chi tiêu, trả nợ của Chính phủ", vị chuyên gia trên nói.a
Theo TS Ðinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa huy động được nguồn vốn bền vững để phát triển BÐS nói chung một cách ổn định, lâu dài và có nguồn lực để thực thi chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, trong đó có chương trình NƠXH. Ðó là huy động vốn từ xã hội. Theo đó, các công ty đầu tư BÐS, Hiệp hội BÐS sẽ phát hành trái phiếu DN, huy động các nguồn vốn từ xã hội (như các DN bảo hiểm) để thành lập Quỹ tín thác BÐS. Quỹ này sẽ hoạt động như một tổ chức tài chính BÐS, đưa vốn lớn, dài hạn vào thị trường nhà đất, giảm dần tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ các NH thương mại.
Thực tế thị trường BÐS đã "hô hào" chuyện lập Quỹ tín thác được chín năm, song trên TTCK mới duy nhất có một Quỹ tín thác TC Reit của Techcombank niêm yết. Tỷ trọng đầu tư vào địa ốc của Quỹ này không cao. Và một mặt khác, ngay cả khi có Quỹ Reit, câu chuyện đầu vào cho người vay mua NƠXH vẫn chưa có cách nào giải quyết ngoài chờ vốn hỗ trợ từ chính sách.
Nên chăng, đã đến lúc các NH thương mại cần quan tâm đến sản phẩm cho vay thế chấp (mortgage loan) dành cho những đối tượng có thu nhập thực tế ở mức thấp nhưng có khả năng trả nợ trên cơ sở thế chấp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai chính là căn NƠXH, và được vay với thời hạn dài hơn 30 năm, lãi suất chênh lệch lãi suất tái cấp vốn Nhà nước một biên độ nhỏ. Khi người vay mua tháo được cái ách "tiền đâu - đầu tiên" trong giấc mơ mua nhà, chủ đầu tư sẽ có cơ hội xốc tới triển khai các dự án, dòng tiền sẽ quay nhanh từ tín dụng đến thị trường và ngược vào tín dụng, NH chẳng thiệt vào đâu bởi ưu đãi lãi suất nhờ tự thân mà qua đó, tự phát triển gắn với khách hàng.
Xuân Tùng (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy