Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế tham dự diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam (VEP), với chủ đề “Tài chính cho phục hồi và phát triển bền vững”, diễn ra hôm nay (5/11) tại Hà Nội.
Tại diễn đàn, do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF) thuộc Bộ KH-ĐT và Đại học Fullbright Việt Nam (FUV) đồng tổ chức, câu hỏi chính được thảo luận là làm thế nào để Việt Nam phục hồi nhanh chóng trong ngắn hạn với kế hoạch phục hồi và duy trì tăng trưởng trong dài hạn đồng thời chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh dựa trên năng suất, khả năng cạnh tranh, khả năng chống chịu, sự bình đẳng và hài hòa hơn giữa con người và hành tinh, trong bối cảnh mức độ dễ bị tổn thương, không chắc chắn, tính phức tạp và mơ hồ cao hơn.
Đại dịch làm thay đổi cấu trúc kinh tế
Trình bày Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng 2022 tại diễn đàn, TS. Trần Toàn Thắng của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (thuộc Bộ KH-ĐT) nhận định: “Covid-19 không còn được coi là sự gián đoạn đơn thuần mà đã và đang làm thay đổi cấu trúc kinh tế cũng như các hành vi đầu tư sản xuất, tiết kiệm, tiêu dùng, tác động tiêu cực đến các động lực kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn”.
Theo ông, đại dịch khiến tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam giảm tương đối sâu, với việc sụt giảm của đầu tư kéo theo tăng trưởng trung hạn chậm lại, đóng góp của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cho tăng trưởng năng suất lao động thấp hơn, trong khi đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng tăng lên.
“Trong thời gian tới, cần khẩn trương thực hiện các hỗ trợ đã công bố cũng như nghiên cứu thực hiện gói phục hồi tăng trưởng trong trung hạn, xây dựng chiến lược và kịch bản sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới, đặc biệt cần có sự tiếp cận và tư duy chính sách mới trong giai đoạn tới”, TS Thắng nhấn mạnh.
Theo báo cáo, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội phục hồi của kinh tế Việt Nam, gồm: Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng nhanh trong phục hồi FDI, các FTA có hiệu lực, và thay đổi trong cách tiếp cận đối với các biện pháp kiểm soát Covid-19.
Đáng chú ý, việc các FTA như RCEP có hiệu lực (từ tháng 1/2022) sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong giai đoạn 2022-2023, đặc biệt là cấu trúc nền sản xuất, chuỗi cung ứng ở Việt Nam...
Bên cạnh đó, báo cáo nêu ra các rủi ro và thách thức đáng kể mà nền kinh tế đang đối mặt, gồm giá cả các mặt hàng như dầu, thực phẩm, kim loại tăng vọt, chi phí logistic tăng đồng thời với việc tái định hình của chuỗi cung ứng, tác động của các gói kích thích kinh tế, tỉ lệ nợ xấu, thu chi ngân sách, thiếu hụt lao động ở các khu công nghiệp, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.
Trước những cơ hội và rủi ro bên trong và bên ngoài, nền kinh tế trong quý IV/2021 khó có thể phục hồi nhanh chóng, do đó, tăng trưởng của Việt Nam trong điều kiện tốt nhất sẽ ở mức khoảng 2%, nhiều khả năng là từ 1,5-2%. Trong trường hợp phục hồi chậm và nhiều tình huống xấu liên quan tới kiểm soát dịch bệnh, kinh tế năm 2021 có thể tăng trưởng khoảng 0,8%.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 được dự báo ở mức 2%.
Ngoài ra, báo cáo còn đưa ra các kịch bản tăng trưởng cho năm 2022, bao gồm kịch bản cơ sở, kịch bản cao và kịch bản thấp.
Kịch bản cơ sở nêu ra các giả định như tình hình thế giới và việc kiểm soát đại dịch tiếp tục được cải thiện; một số nền kinh tế lớn (như Mỹ, EU, Nhật Bản) chuyển sang tăng trưởng tích cực (tốc độ tăng trưởng của Mỹ khoảng 3-3,5%; tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc cao hơn 5%); không còn những đợt bùng phát Covid-19 lớn trong nước; và các biện pháp hỗ trợ được thực hiện tốt.
Với các điều kiện giả định trên, dự báo tăng trưởng kinh tế 2022, theo kịch bản cơ sở, sẽ ở mức 5,8%.
Theo kịch bản cao, với các giả định như đại dịch hoàn toàn được kiểm soát; chuỗi cung ứng phục hồi nhanh chóng và chi phí logistic giảm nhanh chóng; hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân đạt hiệu quả cao, kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức 6,7% vào năm 2022.
Còn theo kịch bản thấp, với các giả định là tình hình đại dịch vẫn khó dự đoán với sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm hơn; các đối tác thương mại lớn không thể phục hồi như mong đợi; và trong nước, sản xuất phục hồi khó khăn, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ còn chậm đi vào cuộc sống, tăng trưởng kinh tế 2022 sẽ ở mức 4,5%.
Nâng cao năng lực cạnh tranh là chìa khóa
Trong phần tham luận, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong đợt dịch lần 4, các doanh nghiệp đã gặp phải 3 yếu tố bất ngờ, bao gồm tốc độ lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và đại dịch bùng phát ở những trung tâm lớn của đất nước, giãn cách xã hội kéo dài quá mức trong khi có những thay đổi về chính sách liên quan tới kiểm soát đại dịch khiến các doanh nghiệp khó bắt kịp và thực hiện, và chi phí tuân thủ tăng quá cao. Từ đó, các doanh nghiệp cảm thấy hoang mang không biết nên phục hồi như thế nào.
Nhiều chuyên gia, đại biểu tham dự diễn đàn đồng ý rằng các doanh nghiệp cần được hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới có thể phục hồi và tiến tới phát triển tốt hơn trong tương lai. Ngoài ra, môi trường kinh doanh cũng cần cải thiện, chi phí tuân thủ cần giảm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, và cải cách hành chính là rất cần thiết để giải phóng nguồn lực cần cho quá trình phục hồi.
Trong số các kênh hỗ trợ sự phục hồi của cả doanh nghiệp và người dân, được quan tâm nhiều nhất là gói hỗ trợ thứ hai, với tổng ngân sách 26 nghìn tỷ đồng, được thiết kế với mục tiêu kép là “Đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy kinh tế phục hồi, ổn định sản xuất và kinh doanh”.
Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Ảnh: vnmanpower
Bà Phạm Chi Lan nhận định, gói hỗ trợ quy mô còn nhỏ, phân tán, thủ tục nhận hỗ trợ còn phiền hà, triển khai còn kém và chậm, các doanh nghiệp còn thiếu thông tin.
Các doanh nghiệp mong muốn có gói hỗ trợ đủ lớn, đủ dài hơi, triển khai nhanh hơn, bao gồm cả hỗ trợ kích cầu tiêu dùng nội địa vì phần lớn các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường trong nước, bà cho biết.
Phát biểu tại diễn đàn, TS Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, nhận định, lộ trình phục hồi cần mang tính tổng thể, gắn với kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 đã được phê duyệt, gắn với chương trình cải cách và chương trình phòng chống dịch.
Ngoài ra, theo ông, cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng cần phục hồi, lĩnh vực cần ưu tiên phục hồi, như y tế và phát triển xanh, cũng như đặt ra thời hạn cho phục hồi. Có như vậy, chương trình phục hồi mới phù hợp và hiệu quả.
Tác giả: Minh Đức
đủ dài hơiThứ 6, 05/11/2021 | 18:00Doanh nghiệp cần hỗ trợ về nâng cao năng lực cạnh tranh để không chỉ sống sót qua đại dịch mà còn phát triển bền vững trong tương lai.CÙNG SỰ KIỆNKinh tế - xã hội của Việt Nam đã có nét khởi sắc trong tháng 10Lạng Sơn: Gỡ "điểm nghẽn" để tăng tốc sau Covid-19Đoàn du khách đầu tiên từ Tp.HCM đến Bình Thuận trong giai đoạn bình thường mớiĐó là nhận định của các chuyên gia kinh tế tham dự diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam (VEP), với chủ đề “Tài chính cho phục hồi và phát triển bền vững”, diễn ra hôm nay (5/11) tại Hà Nội.
Tại diễn đàn, do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF) thuộc Bộ KH-ĐT và Đại học Fullbright Việt Nam (FUV) đồng tổ chức, câu hỏi chính được thảo luận là làm thế nào để Việt Nam phục hồi nhanh chóng trong ngắn hạn với kế hoạch phục hồi và duy trì tăng trưởng trong dài hạn đồng thời chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh dựa trên năng suất, khả năng cạnh tranh, khả năng chống chịu, sự bình đẳng và hài hòa hơn giữa con người và hành tinh, trong bối cảnh mức độ dễ bị tổn thương, không chắc chắn, tính phức tạp và mơ hồ cao hơn.
Đại dịch làm thay đổi cấu trúc kinh tế
Trình bày Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng 2022 tại diễn đàn, TS. Trần Toàn Thắng của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (thuộc Bộ KH-ĐT) nhận định: “Covid-19 không còn được coi là sự gián đoạn đơn thuần mà đã và đang làm thay đổi cấu trúc kinh tế cũng như các hành vi đầu tư sản xuất, tiết kiệm, tiêu dùng, tác động tiêu cực đến các động lực kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn”.
Theo ông, đại dịch khiến tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam giảm tương đối sâu, với việc sụt giảm của đầu tư kéo theo tăng trưởng trung hạn chậm lại, đóng góp của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cho tăng trưởng năng suất lao động thấp hơn, trong khi đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng tăng lên.
“Trong thời gian tới, cần khẩn trương thực hiện các hỗ trợ đã công bố cũng như nghiên cứu thực hiện gói phục hồi tăng trưởng trong trung hạn, xây dựng chiến lược và kịch bản sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới, đặc biệt cần có sự tiếp cận và tư duy chính sách mới trong giai đoạn tới”, TS Thắng nhấn mạnh.
Theo báo cáo, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội phục hồi của kinh tế Việt Nam, gồm: Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng nhanh trong phục hồi FDI, các FTA có hiệu lực, và thay đổi trong cách tiếp cận đối với các biện pháp kiểm soát Covid-19.
Đáng chú ý, việc các FTA như RCEP có hiệu lực (từ tháng 1/2022) sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong giai đoạn 2022-2023, đặc biệt là cấu trúc nền sản xuất, chuỗi cung ứng ở Việt Nam...
Bên cạnh đó, báo cáo nêu ra các rủi ro và thách thức đáng kể mà nền kinh tế đang đối mặt, gồm giá cả các mặt hàng như dầu, thực phẩm, kim loại tăng vọt, chi phí logistic tăng đồng thời với việc tái định hình của chuỗi cung ứng, tác động của các gói kích thích kinh tế, tỉ lệ nợ xấu, thu chi ngân sách, thiếu hụt lao động ở các khu công nghiệp, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.
Trước những cơ hội và rủi ro bên trong và bên ngoài, nền kinh tế trong quý IV/2021 khó có thể phục hồi nhanh chóng, do đó, tăng trưởng của Việt Nam trong điều kiện tốt nhất sẽ ở mức khoảng 2%, nhiều khả năng là từ 1,5-2%. Trong trường hợp phục hồi chậm và nhiều tình huống xấu liên quan tới kiểm soát dịch bệnh, kinh tế năm 2021 có thể tăng trưởng khoảng 0,8%.
Chính sách - Doanh nghiệp mong muốn có gói hỗ trợ đủ lớn, đủ dài hơiTăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 được dự báo ở mức 2%.Ngoài ra, báo cáo còn đưa ra các kịch bản tăng trưởng cho năm 2022, bao gồm kịch bản cơ sở, kịch bản cao và kịch bản thấp.
Kịch bản cơ sở nêu ra các giả định như tình hình thế giới và việc kiểm soát đại dịch tiếp tục được cải thiện; một số nền kinh tế lớn (như Mỹ, EU, Nhật Bản) chuyển sang tăng trưởng tích cực (tốc độ tăng trưởng của Mỹ khoảng 3-3,5%; tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc cao hơn 5%); không còn những đợt bùng phát Covid-19 lớn trong nước; và các biện pháp hỗ trợ được thực hiện tốt.
Với các điều kiện giả định trên, dự báo tăng trưởng kinh tế 2022, theo kịch bản cơ sở, sẽ ở mức 5,8%.
Theo kịch bản cao, với các giả định như đại dịch hoàn toàn được kiểm soát; chuỗi cung ứng phục hồi nhanh chóng và chi phí logistic giảm nhanh chóng; hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân đạt hiệu quả cao, kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức 6,7% vào năm 2022.
Còn theo kịch bản thấp, với các giả định là tình hình đại dịch vẫn khó dự đoán với sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm hơn; các đối tác thương mại lớn không thể phục hồi như mong đợi; và trong nước, sản xuất phục hồi khó khăn, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ còn chậm đi vào cuộc sống, tăng trưởng kinh tế 2022 sẽ ở mức 4,5%.
Nâng cao năng lực cạnh tranh là chìa khóa
Trong phần tham luận, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong đợt dịch lần 4, các doanh nghiệp đã gặp phải 3 yếu tố bất ngờ, bao gồm tốc độ lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và đại dịch bùng phát ở những trung tâm lớn của đất nước, giãn cách xã hội kéo dài quá mức trong khi có những thay đổi về chính sách liên quan tới kiểm soát đại dịch khiến các doanh nghiệp khó bắt kịp và thực hiện, và chi phí tuân thủ tăng quá cao. Từ đó, các doanh nghiệp cảm thấy hoang mang không biết nên phục hồi như thế nào.
Nhiều chuyên gia, đại biểu tham dự diễn đàn đồng ý rằng các doanh nghiệp cần được hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới có thể phục hồi và tiến tới phát triển tốt hơn trong tương lai. Ngoài ra, môi trường kinh doanh cũng cần cải thiện, chi phí tuân thủ cần giảm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, và cải cách hành chính là rất cần thiết để giải phóng nguồn lực cần cho quá trình phục hồi.
Trong số các kênh hỗ trợ sự phục hồi của cả doanh nghiệp và người dân, được quan tâm nhiều nhất là gói hỗ trợ thứ hai, với tổng ngân sách 26 nghìn tỷ đồng, được thiết kế với mục tiêu kép là “Đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy kinh tế phục hồi, ổn định sản xuất và kinh doanh”.
Chính sách - Doanh nghiệp mong muốn có gói hỗ trợ đủ lớn, đủ dài hơi (Hình 2).Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Ảnh: vnmanpowerBà Phạm Chi Lan nhận định, gói hỗ trợ quy mô còn nhỏ, phân tán, thủ tục nhận hỗ trợ còn phiền hà, triển khai còn kém và chậm, các doanh nghiệp còn thiếu thông tin.
Các doanh nghiệp mong muốn có gói hỗ trợ đủ lớn, đủ dài hơi, triển khai nhanh hơn, bao gồm cả hỗ trợ kích cầu tiêu dùng nội địa vì phần lớn các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường trong nước, bà cho biết.
Phát biểu tại diễn đàn, TS Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, nhận định, lộ trình phục hồi cần mang tính tổng thể, gắn với kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 đã được phê duyệt, gắn với chương trình cải cách và chương trình phòng chống dịch.
Ngoài ra, theo ông, cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng cần phục hồi, lĩnh vực cần ưu tiên phục hồi, như y tế và phát triển xanh, cũng như đặt ra thời hạn cho phục hồi. Có như vậy, chương trình phục hồi mới phù hợp và hiệu quả.
Minh Đức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy