Chia sẻ tại Hội nghị niêm yết tổ chức cuối tuần này, ông Lê Công Điền – Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) cho biết, thời điểm công bố các thông tin trọng yếu như báo cáo quản trị, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019... rơi vào giai đoạn giãn cách xã hội nên việc tổng hợp và soạn thảo của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
"Phần lớn doanh nghiệp xin gia hạn công bố thông tin. Nhưng đó chỉ là câu chuyện của năm nay, còn nhìn chung việc công bố thông tin theo Thông tư 155 do Bộ Tài chính ban hành từ 2015 ngày càng nề nếp hơn", ông Điền nói.
Với vai trò giám sát nghĩa vụ công bố thông tin, bà Trần Anh Đào – Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đồng quan điểm các doanh nghiệp niêm yết đã có trách nhiệm và đáp ứng tốt hơn việc này. Cụ thể, năm 2018 có 102 công ty vi phạm và bị nhắc nhở 185 lần thì năm sau đã giảm còn 87 công ty vi phạm, bị nhắc nhở 154 lần. Từ đầu năm đến giữa tháng 11, số lượng công ty vi phạm chi còn 77, bị nhắc nhở công khai 129 lần trên website của HoSE.
"Doanh nghiệp không chịu phạt khi bị nhắc nhở nhưng cái giá phải trả sẽ rất lớn, vì nhà đầu tư sẽ cân nhắc lại quyết định đầu tư hoặc khi đi vay vốn cũng bị ngân hàng xét nét kĩ hơn", bà Đào nói.
Dẫn chứng thêm về mức độ tuân thủ công bố thông tin, bà Đào cho biết tuy chưa bắt buộc nhưng hiện có 12 doanh nghiệp đã thực hiện báo cáo phát triển bền vững. Thông tin trong báo cáo này là phi tài chính nên mức độ tin cậy thường không cao, tuy nhiên một số doanh nghiệp đã khắc phục bằng cách thuê bên thứ ba (thường là công ty kiểm toán) xác nhận lại để tăng khả năng thuyết phục nhà đầu tư.
Theo kết quả đánh giá quản trị 403 doanh nghiệp niêm yết thuộc rổ VNX Allshare do HoSE thực hiện, phần lớn doanh nghiệp đạt điểm quản trị từ 35-65 (trên 100 điểm). Nhóm doanh nghiệp có điểm quản trị cao có giá cổ phiếu tốt hơn so với nhóm kém, đồng thời hiệu quả kinh doanh cũng tốt hơn. Cụ thể, 51 doanh nghiệp có điểm quản trị công ty cao nhất với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 14,34%, trong khi tỷ lệ này 73 nhóm doanh nghiệp có điểm quản trị công ty thấp nhất là 8,67%.
Theo bà Đào, quản trị tốt là cách giúp doanh nghiệp ngừa rủi ro, có thể kiểm soát tốt chi phí để vượt qua khủng hoảng và phục hồi nhanh hơn sau những bất ổn của thị trường. Do đó, bà đề xuất các doanh nghiệp nên có bộ phận chuyên trách việc công bố thông tin nhằm đảm bảo quy định, sau đó đến các thông lệ tốt hơn.
Riêng HoSE cũng đang lấy ý kiến và hoàn thiện hệ thống tiếp nhận báo cáo và công bố thông tin (ECM) trong năm sau để dần xoá bỏ việc công bố thông tin bằng văn bản giấy, tạo tiện lợi hơn cho doanh nghiệp niêm yết. Hệ thống này có thể được kết nối với hệ thống của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nên doanh nghiệp chỉ cần công bố một đầu, thay vì phải nộp cho cả hai như hiện nay.
Tác giả: Phương Đông
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy