Theo số liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), cách đây 19 năm, vốn hóa của sàn này mới khoảng 986 tỷ đồng thì hiện đã đạt 2.997.729 tỷ đồng với hơn 363 mã cổ phiếu niêm yết. Với tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt 721,4 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị niêm yết đạt 721.419 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt - VDSC cho rằng, có một điểm đáng tiếc là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đến nay vẫn chưa thể khai thác được nguồn vốn thông qua thị trường chứng khoán, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN này vẫn quá phụ thuộc vào vốn của hệ thống ngân hàng. Điều này đối với những chuyên gia theo dõi thị trường đều nhận thấy kéo dài suốt từ thời thị trường chứng khoán mới được thành lập đến nay và gây nên nhiều hệ lụy cho cả DN niêm yết và hệ thống tài chính.
Thực tế, cũng cần phải nói đến nay chúng ta vẫn chưa có thị trường vốn phát triển, trong khi tại các quốc gia có thị trường vốn hoàn thiện, các DN niêm yết thường lấy thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ vay ngân hàng phần vốn lưu động. Đơn cử như thị trường vốn phát triển nhất khu vực Đông Nam Á như Singapore, quy mô thị trường trái phiếu DN phát triển hơn hẳn so với trái phiếu Chính phủ và các sản phẩm khác trên thị trường chứng khoán như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng khoán phái sinh.
Trong khi ở Việt Nam ngược lại, số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, dư nợ thị trường trái phiếu DN tại thời điểm cuối năm 2018 chỉ đạt 474.500 tỷ đồng (khoảng 8,6% GDP năm 2018) và bằng 1/5 so với trái phiếu Chính phủ, phát hành cổ phiếu để huy động vốn cũng không đáng kể.
Bên cạnh thị trường chứng khoán, Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu DN đã chính thức có hiệu lực đầu năm nay cũng đang góp thêm vào việc đa dạng hóa thị trường vốn. Những quy định đối với thị trường trái phiếu DN tại Nghị định 163 được cơ quan quản lý kỳ vọng sẽ giúp DN niêm yết có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn kênh tìm vốn thay vì phụ thuộc vào nguồn vay vốn ngân hàng. Vấn đề còn lại là các DN niêm yết phải lấy được niềm tin từ nhà đầu tư và cổ đông nên việc các DN đăng ký đại chúng và niêm yết vẫn ở vòng luẩn quẩn vì vốn.
Một chuyên gia tài chính cho rằng, DN niêm yết muốn có cơ hội huy động vốn qua thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng trước hết Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tạo điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán phù hợp với thực tế, thủ tục cần thông thoáng, để vừa tạo thuận lợi cho DN, vừa bảo vệ nhà đầu tư với tư cách là những người rót vốn vào DN.
Ngược lại, đối với DN niêm yết, cần nâng cao chất lượng minh bạch thông tin, nhận được báo cáo kiểm toán tin cậy bởi đây là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành hay bại trong huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Nói cách khác, muốn huy động vốn thành công qua thị trường vốn, các DN phải cho nhà đầu tư nhìn thấy DN làm ăn hiệu quả, đem lại lợi tức tốt cho nhà đầu tư, từ đó tạo sức hút đối với các nguồn vốn trong xã hội.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy