Tin liên quan
Chưa biết đúng sai ra sao, nhưng mâu thuẫn giữa các cổ đông và ban điều hành doanh nghiệp khiến công ty rơi vào thế trì trệ kéo dài. Đây là câu chuyện không hiếm trên thị trường, tình trạng “câu giờ” thoái vốn hiện còn rất phổ biến.
"Câu giờ" thoái vốn vì sợ mất ghế.
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), DNNN hậu cổ phần hóa vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể về quản trị DN. Rất nhiều các tổng công ty, công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty 91 sau khi cổ phần hóa còn duy trì mức nắm giữ cổ phần rất cao, 51%, 65%, 75%, thậm chí 97%. Hội đồng quản trị của các DNNN đã CPH mà Nhà nước nắm quyền chi phối chủ yếu vẫn bao gồm các công chức có quyền, lợi ích gắn với bộ máy điều hành hoặc kiêm nhiệm các vị trí điều hành doanh nghiệp, trong khi thông lệ quản trị hiện đại trên thế giới hạn chế đi theo hướng này.
Nghiên cứu đã chỉ ra, trên 80% DN mà Nhà nước có cổ phần chi phối có thành viên HĐQT đồng thời kiêm nhiệm chức năng điều hành DN. Đa số những người được bổ nhiệm này đều xuất thân là công chức, viên chức nhà nước thiếu kinh nghiệm quản lý DN và thiếu trải nghiệm trên thương trường.
Giới chuyên gia cũng nhận xét rằng, hiện có tình trạng phản đối âm thầm, ngăn cản, “câu giờ”, chậm triển khai hoặc viện đủ mọi lý do để Nhà nước nắm cổ phần chi phối do sợ mất quyền, mất chức tại doanh nghiệp. Cố níu kéo sự can thiệp phi thị trường bằng hình thức cổ vũ cho việc Nhà nước nắm cổ phần chi phối đang làm chậm tiến trình CPH.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, nếu cổ phần hóa mà không tạo ra thay đổi cốt lõi trong hoạt động doanh nghiệp, không kéo DNNN ra khỏi thể chế phi thị trường sang thể chế thị trường, DNNN chưa thể cải thiện về năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đồng nghĩa với CPH chưa đúng hướng.
Chia sẻ quan điểm trên, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh rằng, ý nghĩa quan trọng nhất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là phải cải thiện được quản trị doanh nghiệp, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp. Nếu số cổ phần bán ra ở các doanh nghiệp Nhà nước đối với các nhà đầu tư là quá nhỏ hoặc được định giá quá cao sẽ không ai muốn mua. Nhà đầu tư chiến lược muốn mua cổ phần đi kèm với sự đại diện của họ và có sự cải cách mạnh mẽ về mặt nhân sự và quản trị doanh nghiệp còn chỉ để gửi tiền của mình vào doanh nghiệp và để cho nhân sự cũ kinh doanh bằng đồng tiền của họ, sẽ ít có tổ chức sẵn sàng làm.
Ông Doanh dẫn chứng về khuyến nghị của đại diện IMF với Việt Nam mới đây khi họ cho rằng việc cổ phần hóa cần được thực hiện thiết thực hơn. Ở đây có ý là phải để cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài ngồi trong hội đồng quản trị để có thay đổi về nhân sự, thay đổi về quản trị doanh nghiệp thì mới có thể cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa.
Nên đọc
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy