Tin liên quan
Cụ thể, nếu dùng tới 410 kWh/tháng, tức là tiền điện phải áp tới bậc thang cuối của biểu giá điện hiện có, thì tiền điện trước đây sẽ là 771,640 nghìn đồng và với giá điện mới sẽ phải trả là 829,732 nghìn đồng, đều chưa tính thuế giá trị gia tăng. Nghĩa là mỗi tháng sẽ phải trả thêm 61.679 đồng.
Cũng theo quyết định này, quy định giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 6 bậc:
Bậc 1 cho kW từ 0-50 là 1.484 đồng/kWh;
Bậc 2 cho kW từ 51 - 100 là 1.533 đồng/kWh;
Bậc 3 cho kW từ 101 - 200 là 1.786 đồng/kWh;
Bậc 4 cho kW từ 201 - 300 là 2.242 đồng/kWh;
Bậc 5 cho kW từ 301 - 400 là 2.503 đồng/kWh;
Bậc 6 cho kW từ 401 trở lên là 2.587 đồng/kWh.
Ở cấp điện áp 110 kV trở lên: Giờ bình thường là 1.388 đồng/kWh; Giờ thấp điểm là 869 đồng/kWh; Giờ cao điểm là 2.459 đồng/kWh.
Mức tăng 7,5% lần này là mức cao so với bốn lần liên tục vừa qua.
Đối với giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất
Đối với cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110kV: Giờ bình thường là 1.405 đồng/kWh; Giờ thấp điểm là 902 đồng/kWh; Giờ cao điểm là 2.556 đồng/kWh.
Đối với cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV: Giờ bình thường là 1.453 đồng/kWh; Giờ thấp điểm là 934 đồng/kWh; Giờ cao điểm là 2.637 đồng/kWh.
Đối với cấp điện áp dưới 6 kV: Giờ bình thường là 1.518 đồng/kWh; Giờ thấp điểm là 983 đồng/kWh; Giờ cao điểm là 2.735 đồng/kWh.
Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp
Đối với bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông: Cấp điện áp từ 6 kV trở lên là 1.460 đồng/kWh; Cấp điện áp dưới 6 kV là 1.577 đồng/kWh.
Chiếu sáng công cộng, đơn vị hành chính sự nghiệp: Cấp điện áp từ 6 kV trở lên là 1.606 đồng/kWh; Cấp điện áp dưới 6kV là 1.671 đồng/kWh.
Giá bán lẻ điện cho kinh doanh
Cấp điện áp từ 22 kV trở lên: Giờ bình thường là 2.125 đồng/kWh; Giờ thấp điểm là 1.185 đồng/kWh; Giờ cao điểm là 3.699 đồng/kWh.
Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV: Giờ bình thường là 2.287 đồng/kWh; Giờ thấp điểm là 1.347 đồng/kWh; Giờ cao điểm là 3829 đồng/kWh.
Cấp điện áp dưới 6 kV: Giờ bình thường là 2.320 đồng/kWh; Giờ thấp điểm là 1.412 đồng kWh; Giờ cao điểm là 3.991 đồng/kWh.
Như vậy sau gần 2 năm (kể từ tháng 8/2013) đến nay giá điện mới được điều chỉnh tăng và cũng là lần thứ 10 Việt Nam tăng giá điện trong 8 năm qua. Trong đó, mức tăng 7,5% lần này là mức cao so với bốn lần liên tục vừa qua, chỉ tăng 5% mỗi đợt.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri, việc tăng giá điện 7,5% giúp Tập đoàn tăng doanh thu 13.000 tỉ đồng, tránh lỗ 12.000 tỉ đồng năm 2015, có thể lãi 1.500 tỉ đồng trong cùng năm. Trước đó, EVN đã nhiều lần đề xuất xin được tăng giá điện do chi phí đầu vào tăng và EVN đang bị lỗ. Ngày 5/3, Thường trực Chính phủ chính thức đồng ý tăng giá điện thêm 7,5% kể từ ngày 16/3/2015.
Nên đọc
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy