Tin liên quan
Báo cáo tóm tắt dự án “Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác thải sinh hoạt) Cần Thơ” tại lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH China Everbright quốc tế, bà Bùi Ngọc Vỵ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ, cho biết dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 47 triệu đô la Mỹ (tương đương trên 1.054 tỉ đồng), trong đó 20% là vốn tự có của chủ đầu tư và 80% còn lại do chủ đầu tư vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Theo bà Vỵ, dự án được xây dựng tại khu xử ký chất thải rắn của huyện Thới Lai trên tổng diện tích là 53,531 ha nhằm xử lý rác thải sinh hoạt và phát điện của thành phố, công suất xử lý 400 tấn rác/ngày.
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ (trái) trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư Trung Quốc. Ảnh: Trung Chánh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ, cho biết trước khi quyết định trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH China Everbright, địa phương đã đưa ra các tiêu chí để mời gọi đầu tư và có tổng cộng 7 đơn vị đăng ký đầu tư, tuy nhiên sau quá trình tuyển chọn địa phương đã chọn ra được 2 nhà đầu tư, trong đó có Công ty TNHH China Everbright quốc tế.
Theo ông Thống, sau khi lựa chọn được hai nhà đầu tư, địa phương đã cử hai đoàn công tác đến Trung Quốc để khảo sát thực tế dự án của Everbright đầu tư tại đây và cử một đoàn khác đến Paris (Pháp) để thăm dự án của nhà đầu tư còn lại. “Sau khi có kết quả chuyến đi thực tế, chúng tôi đánh giá lại và sau đó chọn Everbright”, ông Thống cho biết.
Theo ông Thống, dự án sẽ được triển khai vào tháng 2-2017 và không trễ quá tháng 4-2017 nếu có khó khăn về mặt kỹ thuật. Dự án cũng sẽ được hoàn thành sau 12 tháng thi công, tức vào tháng 2-2018, nhưng không trễ hơn tháng 4-2018 (trong trường hợp triển khai trễ hơn tháng 2-2017).
Tuy nhiên, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để hoàn thành các thủ tục đánh giá tác động môi trường cũng như làm việc với các đơn vị liên quan trong việc thực hiện xử lý chất thải rắn, biến thành điện để hòa vào lưới điện.
Về tiêu chuẩn, theo ông Thống, đây là dự án đạt tiêu chuẩn của châu Âu.
Ông Chen Xiao Ping, Tổng giám đốc Công ty TNHH China Everbright quốc tế, cho rằng đây là dự án đầu tiên của đơn vị này tại Việt Nam và cũng là dự án đầu tiên sử dụng rác thải để phát điện. “Chúng tôi sẽ tuân thủ pháp luật Việt Nam; sẽ sử dụng công nghệ, thiết bị, quản lý, vận hành tốt nhất để đưa dự án thành dự án trọng điểm ở Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL)”, ông cho biết.
Tuy nhiên, cụ thể công nghệ tốt nhất đó là công nghệ gì, thì lại không được đề cập đến ở buổi lễ này.
Theo bà Vỵ, dự án được cấp phép hoạt động trong 22 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó, thời gian hoạt động xử lý rác-phát điện là 20 năm và thời gian chuẩn bị đầu tư, xây dựng là 2 năm.
Cũng theo bà Vỵ, thực hiện dự án này nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định hiện hành của Việt Nam và địa phương.
Nên đọc
Theo TBKTSG
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy