Đề xuất của Bộ Tài chính được đưa ra sau khi nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị mở rộng đối tượng giảm thuế với cả doanh nghiệp có quy mô vừa thay vì chỉ doanh nghiệp doanh thu dưới 50 tỷ đồng mới được hỗ trợ.
Bộ này cho biết đã thống nhất với Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bổ sung các doanh nghiệp quy mô vừa - tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 200 người – vào nhóm đối tượng được giảm thuế.
Theo Bộ Tài chính, việc mở rộng đối tượng giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước năm 2020 khoảng 22.440 tỷ đồng, tăng hơn 6.000 tỷ đồng so với việc chỉ giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân - đoàn Thái Bình – phân tích, việc giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ - doanh thu không quá 50 tỷ đồng, số lượng lao động không quá 100 lao động – là không hợp lý, bởi tiêu chí xác định của doanh nghiệp nhỏ là doanh thu không quá 100 tỷ đồng và số lao động đóng bảo hiểm xã hội không quá 50 lao động.
"Chỉ 50% số lượng doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi theo nội dung nghị quyết này, theo tôi là không hợp lý", đại biểu Thân nêu ý kiến.
Theo đại biểu này, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cần mở rộng đối tượng thụ hưởng gồm cả doanh nghiệp vừa thay vì chỉ dành cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tương tự, đại biểu Phùng Văn Hùng - đoàn Cao Bằng – đề xuất, toàn bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa đều nên được thụ hưởng chính sách giảm thuế, do loại hình doanh nghiệp này chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.
Theo ông Hùng, nếu doanh nghiệp không có doanh thu trong năm 2020 thì sẽ không có tiền để nộp thuế cho ngân sách. Như vậy, việc giảm thuế cho toàn bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến nguồn thu ngân sách. Ngược lại, nếu ảnh hưởng tới ngân sách, nhưng cứu được doanh nghiệp thì Chính phủ nên áp dụng.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc - đoàn Thái Bình – chia sẻ, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ là hỗ trợ cho doanh nghiệp mà còn hỗ trợ hỗ trợ sinh kế của người lao động. Vì vậy, phải lựa chọn khu vực mang lại nhiều việc làm cho người lao động nhất để vi áp dụng.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, 48.621 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường - tăng 8,6% so với cùng kỳ 2019 - theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Một khảo sát do bộ này thực hiện với gần 130.000 doanh nghiệp cũng cho thấy, doanh thu quý I của các doanh nghiệp đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng của Covid-19. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải chịu nhiều gánh nặng từ các khoản chi phí hàng ngày như chi trả lương, chi phí lãi vay, thuê mặt bằng.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy