Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với ngược chiều: Doanh thu giảm, lợi nhuận tăng.
Cụ thể, quý I/2024, KIDO ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.815 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của KIDO sụt giảm 59% xuống còn 42 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, ngoài chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ, các khoản chi phí còn lại đều được KIDO tiết giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, chi phí tài chính đạt 29 tỷ đồng, chi phí bán hàng đạt 242 tỷ đồng, giảm lần lượt 60% và 22% so với quý I/2023.
Nhờ vậy mà quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,6 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với số lỗ 150 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, KIDO lên kế hoạch đạt 13.000 tỷ đồng doanh thu và 800 tỷ lợi nhuận trước thuế. Như vậy kết thúc quý đầu năm, công ty mới chỉ thực hiện được 14% mục tiêu doanh thu và gần 5,6% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 31/3/2024, tổng tài sản của KIDO đạt 11.278 tỷ đồng, giảm 9% so với số đầu năm. Chỉ số hàng tồn kho tính đến cuối tháng 3/2024 đạt 904 tỷ đồng, giảm 15%.
Tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận giảm từ 2.185 tỷ đồng xuống còn 1.503 tỷ đồng; tương đương giảm 31%. Đồng thời, các khoản đầu đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn của công ty ghi nhận đạt 645 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm. Đây là các khoản đầu tư ngắn hạn trái phiếu của CTCP Chứng khoán Rồng Việt, tiền gửi tại Eximbank và đầu tư dài hạn trái phiếu của BIDV, tại ngân hàng Bangkok Đại chúng TNHH.
Tính đến cuối quý I/2024, nợ phải trả của Tập đoàn KIDO đạt 4.143 tỷ đồng, giảm 21%. Trong đó, vay tài chính chiếm phần lớn với 2.722 tỷ đồng, giảm 18% so với đầu năm, chủ yếu nhờ giảm vay dài hạn.
Tại một diễn biến khác, trong báo cáo thường niên năm 2024, phía KIDO chia sẻ, để đạt được kế hoạch đề ra, KIDO đặt mục tiêu tiếp tục chiến lược tăng trưởng thông qua mở rộng cơ hội doanh thu và tăng giá trị của khách hàng, đa dạng hóa giỏ sản phẩm của người tiêu dùng và đưa thương hiệu KIDO trở thành vị trí hàng đầu trong lĩnh vực ngành hàng thiết yếu.
Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ 4 ngành hàng cốt lõi, tập trung giữ vững vị thế và gia tăng thị phần cho ngành kem và ngành bơ. Bên cạnh đó, KIDO sẽ thực hiện việc tối ưu hóa hiệu suất hoạt động kinh doanh thông qua ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý và kinh doanh.
Ngoài các ngành hàng, kênh phân phối chủ lực hiện tại, Tập đoàn sẽ phát triển dự án xúc tiến thương mại E2E trên nền tảng TikTok, triển khai các chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm, phát triển doanh số cho các ngành hàng thông qua hình thức livestream.
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy