Dòng sự kiện:
Dời nhà máy Dệt là biểu tượng trên tờ tiền 2000 đồng để xây biệt thự
29/06/2016 15:33:08
ANTT.VN - Dự án Khu đô thị Dệt may Nam Định có quy mô 24,8ha với tổng mức đầu tư trên 410 tỷ đồng trong vòng 5 năm sẽ mọc lên thay thế cho Nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương một thời.

Tin liên quan

Lễ khời công Dự án KĐT Dệt may Nam Định với tổng mức đầu tư 412 tỷ đồng

Công ty cổ phần Phát triển đô thị Dệt May Nam Định (VNDC) thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam vừa khởi công xây dựng Khu đô thị Dệt may Nam Định.

Dự án Khu đô thị Dệt may Nam Định có quy mô 24,8ha với tổng mức đầu tư trên 410 tỷ đồng, thời gian xây dựng 5 năm, chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn I của dự án kéo dài trong 2 năm, bao gồm các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ khu công viên, bãi đỗ xe với tổng mức đầu tư dự kiến là 130,9 tỷ đồng.

Giai đoạn II, tiến hành di dời các Nhà máy Dệt, Dệt khăn với tổng diện tích 5,9ha, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở, 1 nhà văn hóa và trường học quy mô 27 lớp học với tổng mức đầu tư 130,1 tỷ đồng.

Giai đoạn III, di dời xong toàn bộ phần còn lại gồm Nhà máy May 4, Nhà máy Sợi, Nhà máy Chỉ khâu, Văn phòng Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định (Natexco) với tổng diện tích 10,5ha, tiến hành đầu tư các hạng mục công trình còn lại theo thiết kế với tổng giá trị đầu tư dự kiến 151,9 tỷ đồng.

Dự án Khu đô thị Dệt May Nam Định sau khi hoàn thành sẽ tạo ra quỹ đất đô thị sạch với 936 lô đất ở biệt thự, liền kề; 20.076m2 công viên cây xanh và thể dục thể thao, 16.314m2 đất thương mại dịch vụ và 34.748m2 đất giáo dục, y tế, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và với tiêu chí môi trường sống xanh, sạch, văn minh.

Nhà máy Dệt lớn nhất Đông Dương một thời sẽ được di dời ra Khu công nghiệp Hòa Xá

Việc Nhà máy Dệt được di dời, nhường chỗ cho một khu đô thị hiện đại mọc lên khiến nhiều người dân Thành Nam vui mừng. Đây là cơ hội để Thành Nam cổ kính thay đổi diện mạo.

Tuy nhiên, với nhiều người, nhất là với những người, những gia đình có truyền thống gắn bó với Nhà máy này không khỏi cảm giác bùi ngùi khi nhớ về quá khứ vàng son của nhà máy từng một thời lừng lẫy cả xứ Đông Dương. Hình ảnh nhà máy Dệt Nam Định cũng từng được vinh dự chọn làm biểu tượng của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới để in trên tờ tiền giấy mệnh giá 2.000 đồng.

Hình ảnh công nhân làm việc tại Nhà máy Dệt Nam Định được in trên tờ tiền giấy mệnh giá 2.000 đồng

Hiểu Minh

 
 

 

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến