Tin liên quan
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Theo đó, chỉ những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giấy phép hành nghề và được chứng nhận đảm bảo an ninh, trật tự mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ.
Cụ thể, bộ Tài chính đề xuất doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ khi và chỉ khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp đã thông báo công khai về ngành, nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong đó có ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cộng với đó còn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Theo quy định cũ, doanh nghiệp chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ là được phép hoạt động.
Dự thảo của nghị định này nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Dự thảo nghị định yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ có trách nhiệm cấp trang phục và cấp thẻ nhân viên cho người lao động thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ. Trang phục này phải được thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chính quyền địa phương về việc sử dụng. Trên thẻ phải có ảnh, ghi rõ họ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ và có dấu của doanh nghiệp.
Trong trường hợp kết thúc hợp đồng lao động với người lao động, doanh nghiệp phải thu hồi trang phục, thẻ nhân viên đã cấp cho người lao động.
Như các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp khác, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; thực hiện chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
Một số quy định trong dự thảo được nới lỏng hơn so với quy định cũ như: người quản lý và giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không cần phải có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành như kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; không có tiền án… như trước đây.
Nhân viên làm dịch vụ đòi nợ trong doanh nghiệp cũng không cần phải có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh như hiện hành.
Do tính chất nhạy cảm, hoạt động còn nhiều hạn chế như dễ xảy ra các vi phạm về an ninh, trật tự nên để đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ giao trách nhiệm quản lý cho Bộ Công an. Đây là một điểm mới hoàn toàn so với quy định hiện hành, Nghị định 104/2007/NĐ-CP.
Trước dự thảo nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa được công bố này, hồi tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã dự thảo một nghị định với chủ ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104/2007. So với dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 104 đã công bố trước đó, dự thảo nghị định lần này đã bỏ hẳn các điều kiện về vốn, về trình độ của giám đốc, nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ như đã nói ở trên.
Nên đọc
PV (TH)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy