Tin liên quan
Như ANTT.VN đã đưa tin: Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hà Nội đang xét xử vụ ông Hoàng Xuân Quế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân khởi kiện cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận về quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013 hủy bỏ học vị tiến sĩ đối với ông Quế do có đơn tố cáo năm 2003 ông Quế “đạo văn” luận án tiến sỹ của TS Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng).
Cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận
Đây là một vụ việc hi hữu, trong đó bộ trưởng bị một cấp dưới khởi kiện, do đó đã gây sự chú ý của dư luận trong suốt 3 năm qua.
Không chấp nhận quyết định này của Bộ GD&ĐT, cho rằng nhiều khả năng mình bị đánh tráo luận án, và cho rằng bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã ra quyết định thiếu căn cứ, ngay sau đó ông Hoàng Xuân Quế đã khởi kiện cựu bộ trưởng ra tòa.
Xung quanh vụ việc này, luật sư Trần Hồng Phúc (Công ty luật Nguyễn Chiến) đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục để minh chứng rằng ông Quế bị trù dập và cho rằng đã có sự câu kết giữa người tố cáo và người giải quyết tố cáo để thu hồi bằng được luận án tiến sỹ của ông Quế, thậm chí bất chấp cả luật pháp.
Luật sư Trần Hồng Phúc nói, một trong những bằng chứng tiêu biểu cho sự “vô pháp” tại Bộ GDĐT, đó là việc Bộ GDĐT đã có văn bản chỉ đạo Hội đồng chức danh giáo sư (HĐCDGS) ngành kinh tế xác minh luận án tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế. Dựa trên cơ sở báo cáo của Hội đồng này, Bộ GDĐT đã ban hành kết luận 1254 về việc xác minh nội dung đơn tố cáo. Và cũng lại dựa trên kết luận 1254 này, Bộ trưởng bộ GD & ĐT đã ban hành quyết định 4674 để thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế.
Theo LS Phúc, HĐCDGS ngành kinh tế học chỉ có nhiệm vụ quyền hạn liên quan đến công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công việc của HĐCDGD ngành. Vì vậy, việc Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giao nhiệm vụ xác minh luận án tiến sĩ cho HĐCDGS ngành kinh tế học là sai.
Theo quy định tại Điều 15 của Quy chế Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng CDGSNN, các hội đồng CDGS ngành, liên ngành và Hội đồng CDGS cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 3932/QĐ-BGDĐT ngày 02/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, thì HĐCDGS ngành kinh tế học không có thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ xác minh, đánh giá chất lượng cũng như đưa ra kết luận và đề xuất đối với 01 bản luận án tiến sĩ đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận, cấp bằng tiến sĩ.
Thực thi nhiệm vụ được giao, HĐCDGS ngành kinh tế do ông Sơn đứng đầu đã ban hành 02 quyết định để thành lập Hội đồng xác minh luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế (Quyết định 01 ngày 08/7/2013 và Quyết định 01 ngày 10/7/2013).
Quá trình giải quyết vụ án, nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không đưa ra được tài liệu chứng cứ chứng minh là chỉ có duy nhất 01 hội đồng được thành lập theo quyết định số 01 ngày 10/7/2013. Ngày 7/10/2016, tại phiên tòa luật sư Phúc đã chỉ ra sai phạm này và sau 02 ngày nghỉ cuối tuần (thứ Bảy và Chủ nhật), chiều thứ hai 10/10 phía luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mới xuất trình bổ sung 01 bản photocopy văn bản đính chính của HĐCDGS ngành kinh tế học về việc này cho Hội đồng xét xử là không thể chấp nhận.
Việc ông Đinh Văn Sơn tự ý ban hành Quyết định thành lập hội đồng 01/QĐ-HĐCDGSNKTH ngày 10/7/2013 để xác minh luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là trái thẩm quyền, trái với quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng CDGSNN, các HĐCDGS ngành, liên ngành và HĐCDGS cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 3932/QĐ-BGDĐT ngày 02/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT do không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch HĐCDGS ngành kinh tế học.
Mặc dù, cựu bộ trưởng Phạm Vũ Luận có công văn gửi ông Đinh Văn Sơn, yêu cầu HĐCDGS ngành kinh tế học xác minh luận án tiến sĩ của ông HXQ xem có hành vi sao chép không. Tuy nhiên, ông Sơn đã tự thành lập 01 hội đồng xác minh luận án theo ý chí của riêng cá nhân ông Sơn (vấn đề này dựa trên quan điểm và sự thừa nhận của luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại phiên tòa). Khi đối chiếu danh sách thành viên trong Hội đồng xác minh luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế do HĐCDGS ngành kinh tế học thành lập thì chỉ có duy nhất ông Đinh Văn Sơn là thành viên của HĐCDGS ngành kinh tế học, còn 6/7 thành viên còn lại là do ông Sơn tự ý đưa vào?!
Do vậy, Biên bản họp ngày 17/7/2013 của Hội đồng này không có giá trị pháp lý, trái với quy định tại khoản 1 Điều 16 của Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐCDGSNN, các HĐCDGS ngành, liên ngành và HĐCDGS cơ sở là “Cuộc họp của HĐCDGS ngành phải có ít nhất ¾ tổng số thành viên HĐCDGS ngành tham dự”.
Biên bản họp của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước nhưng lại đóng dấu Đại học Thương mại.
Một minh chứng nữa thể hiện sự coi thường pháp luật đến mức ngớ ngẩn của cái Hội đồng do ông Sơn lập nên như sau: tại Quyết định số 01 ngày 10/7/2013 của HĐCDGS ngành kinh tế học và Biên bản họp HĐCDGS ngành kinh tế ngày 17/7/2013 báo cáo kết quả xác minh của Hội đồng này. Tất cả các văn bản này đều sử dụng con dấu của Trường Đại học Thương mại để đóng?!
Việc sử dụng con dấu của Trường Đại học Thương mại để đóng dấu lên văn bản của HĐCDGS ngành kinh tế học là vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 3 và 4 Điều 6 Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 31/NĐ-CP ngày 01/4/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58 về quản lý và sử dụng con dấu).
Mặc dù các văn bản này đều được ông Sơn gửi lên Bộ để báo cáo. Lẽ ra, với trách nhiệm là cơ quan chủ quản, Bộ GD & ĐT phải chấn chỉnh, yêu cầu hủy bỏ các văn bản trái luật này và yêu cầu ông Sơn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật . Tuy nhiên Bộ GD & ĐT đã không làm thế, mà lại còn sử dụng những tài liệu sai trái này để làm căn cứ quan trọng, ra quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Thiết nghĩ, việc vi phạm pháp luật này của ông chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành kinh tế cần phải được các cơ quan chức năng xử lý, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tại Điều 13 Nghị định số 58 ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu quy định: “Người nào có hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 17/10/2016.
ANTT.VN sẽ tiếp tục thông tin...
Minh Minh (minhminh.antt@gmail.com)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy