Tại phiên họp, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định mở rộng chương trình mua tài sản, đồng thời tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp gặp vấn đề về thanh khoản.
Cụ thể, BoJ sẽ tăng gấp đôi khối lượng chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF) mua vào mỗi năm lên mức 12.000 tỷ yen (tương đương 112,46 tỷ USD) và khối lượng chứng chỉ quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) lên 180 tỷ yen/năm (tương đương 1,69 tỷ USD).
Bên cạnh đó, BoJ sẽ tăng hạn mức cho phép mua vào trái phiếu doanh nghiệp lên 4.200 tỷ yen (39,48 tỷ USD) và thương phiếu doanh nghiệp lên 3.200 tỷ yen (khoảng 30 tỷ USD), đều tăng 1.000 tỷ yen so với trước đây.
BoJ cũng quyết định triển khai thêm một chiến dịch mới để cung cấp các khoản vay đối ứng nợ doanh nghiệp trị giá lên tới 8.000 tỷ yen tới cuối tháng 2, với mức lãi suất bằng 0 và đáo hạn tối đa một năm. BOJ từng công bố những biện pháp nới lỏng lần đầu tiên từ tháng 7/2016 khi nâng gần gấp đôi mức mua ETF lên 6.000 tỷ yen hằng năm từ mức khoảng 3.300 tỷ yen.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, sau cuộc họp lần này, BoJ vẫn chưa quyết định cắt giảm lãi suất ngắn hạn, đang ở mức -0,1%, trong bối cảnh có những chỉ trích rằng chính sách đó gây thiệt hại lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
BoJ tổ chức phiên họp bất thường này sớm hơn ba ngày so với phiên họp định kỳ, dự kiến sẽ diễn ra trong các ngày 18 và 19/3.
Đây là phiên họp bất thường để thảo luận về chính sách tiền tệ lần đầu tiên kể từ khi Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda nhậm chức vào năm 2013. Phiên họp được tổ chức trong bối cảnh một ngày trước đó, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác đã tăng cường các biện pháp nhằm củng cố niềm tin thị trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khiến hơn 6.000 người tử vong, đang tác động nghiêm trọng tới thị trường toàn cầu.
FED đã mạnh tay cắt giảm lãi suất cơ bản lần thứ hai liên tiếp trong vòng 2 tuần mà không chờ tới phiên họp định kỳ, dự kiến vào các ngày 18 và 19/3. Theo đó, lãi suất cơ bản của FED đã giảm từ biên độ 1%-1,25% xuống biên độ 0%-0,25%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2015. FED cũng tuyên bố các biện pháp mua tài sản hàng loạt, mở các kênh cho vay giảm giá dành cho các ngân hàng và kêu gọi các ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng cho biết các ngân hàng trung ương lớn trên toàn thế giới sẽ rót thêm tiền cho nền kinh tế để giúp ứng phó với các cú sốc tài chính do dịch bệnh gây ra. Thông báo của ECB nêu rõ thể chế này sẽ phối hợp hành động với ngân hàng trung ương các nước Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Thụy Sĩ để đảm bảo tính thanh khoản cho các thị trường.
Thông tin trên đã làm dấy lên hy vọng về sự phối hợp chính sách giữa các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới nhằm hỗ trợ cho thị trường tài chính toàn cầu trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực tới đà tăng trưởng kinh tế ở khắp nơi trên thế giới và gây gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng. Cũng trong ngày 16/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết lãnh đạo các quốc gia Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ tổ chức họp trực tuyến khẩn để thảo luận về các biện pháp ứng phó với đại dịch viêm được hô hấp Covid-19
Linh Nhi (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy