Dòng sự kiện:
Động lực nào giúp VN-Index đi ngược thế giới?
19/06/2022 06:39:26
Rất lâu rồi giới đầu tư trong nước mới lặp lại tình trạng “sáng canh bảng điện, tối dòm Down Jones” khi các biến động trên thị trường chứng khoán quốc tế là quá mạnh.

Tuần qua VN-Index phản ứng khá sát với các chỉ số quốc tế nhưng có phần mạnh hơn, khi chưa thủng đáy tháng 5. Dường như động lực của yếu tố nội tại vẫn đang giúp níu giữ nhịp điều chỉnh này.

Nhiều cổ phiếu ngược dòng

Nói chung thị trường chứng khoán trong nước thường có phản ứng theo thế giới vì mức sụt giảm “ngàn điểm” của chứng khoán Mỹ xưa nay vẫn ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Tuần qua VN-Index bốc hơi 5,2% cũng là khá mạnh (S&P500 của Mỹ giảm 5,8%). Tuy nhiên về mặt xu hướng, thị trường trong nước có phần mạnh hơn, khi chỉ số vẫn duy trì mức cao hơn đáy ngắn hạn trong tháng 5, trong khi hàng loạt chỉ số chứng khoán quốc tế đã thủng đáy tháng 5 tuần qua.

Một lợi thế đáng kể của VN-Index là các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất đang không giảm đồng nhịp. Cổ phiếu ngân hàng với đại diện CTG giảm 13,1%, MBB giảm 15,3%, VPB giảm 9,7% là những nhân tố khiến chỉ số mất điểm nhiều nhất. Ngược lại, cổ phiếu dầu khí với đại diện GAS tăng 12,9% tuần qua bù được khá nhiều điểm. Sự co kéo này phần nào giúp chỉ số đại diện thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phá đáy.

Chỉ số VN-Index vẫn giữ được đáy tháng 5.

Dĩ nhiên câu chuyện ở cổ phiếu lại khác. Hàng trăm cổ phiếu vừa và nhỏ đã thủng đáy tháng 5 và đang lao dốc chóng mặt. VN-Index đã không phản ánh hết được sự tiêu cực ở số lớn cổ phiếu. Điều may mắn là trong nhóm blue-chips lớn nhất là VN30, mới có 7 cổ phiếu đóng cửa cuối tuần qua thấp hơn mức thấp nhất trong tháng 5/20022, nói cách khác là thủng đáy. Ngược lại, khá nhiều cổ phiếu vẫn đang cao hơn đáy tháng 5 rất khả quan, thống kê có 10 mã đang cao hơn từ 10% trở lên. Dĩ nhiên hàng đầu vẫn là những mã như GAS (+41,05%) so với mức đóng cửa thấp nhất tháng 5/2022; POW + 40,61%, MSN +29,71%, MWG +27,16%, PNJ +25,13%.

Mở rộng hơn, trong 290 cổ phiếu thuộc nhóm VNAllshares sàn HoSE, có 66 mã đang cao hơn đáy tháng 5/2022 từ 10% trở lên, trong đó 36 mã cao hơn từ 20% trở lên. Những cổ phiếu cực kỳ xuất sắc là VSH +70,9%, VGC +68,08%, ANV +64,81%, DCM +62,84%, DGC +59,04%...

Dễ thấy những cổ phiếu hưởng lợi từ lạm phát (ví dụ giá dầu, hàng tiêu dùng, giá thực phẩm) đang có mức tăng trưởng ngược hướng hoàn toàn so với xu thế VN-Index hay thị trường chung.

“Bóng ma” lạm phát và cuộc đua tăng lãi suất

Cần phải nói ngay, Việt Nam vẫn đang đứng ngoài cuộc đua tăng lãi suất đang bùng nổ khắp thế giới. FED đã có bước tăng lãi suất cơ bản 0,75 điểm phần trăm, mức cao đột biến trong một lần thay đổi. Ngân hàng trung ương Châu Âu cuối tuần qua cũng tăng lãi suất, nhấn chìm các thị trường khu vực này.

Sức ép lạm phát quá lớn ở hầu khắp các khu vực đến từ giá dầu, giá lương thực tăng phi mã. Việt Nam tuy giá xăng dầu tăng cực mạnh lên mức kỷ lục trong đợt điều chỉnh gần nhất, nhưng những tác động đến lạm phát vẫn chưa tạo sức ép lớn như các nước. Lãi suất vẫn bình ổn dù mức huy động có tăng nhẹ.

Lạm phát, lãi suất vốn được xem là “kẻ thù” của chứng khoán, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Luôn có những chiến lược đầu tư phù hợp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hiện tại thị trường đang sụt giảm, thậm chí chưa biết là có thủng đáy tháng 5 hay không, nhưng vẫn có hàng loạt cổ phiếu tăng trưởng tốt như mới thống kể ở trên.

Nếu như “bóng ma” lạm phát và lãi suất là gánh nặng với các thị trường chứng khoán quốc tế, thì tại Việt Nam chưa phải là mối lo trong ngắn hạn. Hiện giá cước vận tải đang tăng, lĩnh vực đánh bắt thủy sản đang điêu đứng, giá phân bón tăng mạnh... tuy nhiên các cấu phần của thước đo giá tiêu dùng thì rộng hơn những hoạt động kinh tế này. Ít nhất phải đợi số liệu quý 2 mới có thể đánh giá rõ hơn sức ép lạm phát lên các chính sách tiền tệ hiện có.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 17/6

Giá đóng

cửa

ngày 10/6

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 17/6

Giá đóng

cửa

ngày 10/6

Mức

tăng

(%)

SJF

6.35

9.1

-30.22

BBC

100.5

84.2

19.36

DIG

36.35

52

-30.1

VSH

46.35

39.5

17.34

TGG

4.46

6.38

-30.09

ANV

63.7

54.6

16.67

LDG

8.29

11.85

-30.04

PDN

110.1

96.2

14.45

TVB

6.53

9.33

-30.01

GAS

134

118.7

12.89

VND

16.9

24

-29.58

PC1

45.5

40.35

12.76

FIT

6.06

8.6

-29.53

HDG

58.5

52.4

11.64

VRC

9.49

13.4

-29.18

DAT

17.05

15.3

11.44

CKG

13.25

18.7

-29.14

GEG

25.5

23.11

10.33

TNT

7.48

10.55

-29.1

REE

99

90.1

9.88

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 17/6

Giá đóng

cửa

ngày 10/6

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 17/6

Giá đóng

cửa

ngày 10/6

Mức

tăng

(%)

HDA

13.2

21.1

-37.44

THD

54

39.1

38.11

BII

2.7

4.2

-35.71

SFN

27.4

21.4

28.04

SDA

12.9

19.8

-34.85

DPC

16.9

14

20.71

MST

10

14.8

-32.43

BBC

100.5

84.2

19.36

BNA

23.4

34

-31.18

VIF

19.4

16.4

18.29

ICG

8.1

11.7

-30.77

ALT

21.9

19.2

14.06

TVB

6.53

9.33

-30.01

LM7

4.2

3.9

7.69

VND

16.9

24

-29.58

NAG

13.9

13

6.92

MBS

16.2

22.9

-29.26

HTC

37.5

35.1

6.84

L14

121.5

171.2

-29.03

PSE

19.5

18.3

6.56

Một biểu hiện thường thấy của áp lực tăng lãi suất trên thế giới lên thị trường chứng khoán trong nước là dòng vốn ngoại rút ra, thì chưa có tín hiệu nào. Kể từ đầu tháng 4 đến nay (thời điểm xung đột Nga – Ukraine khiến giá dầu bùng nổ), vốn ngoại lại ghi nhận mua ròng gần 8,7 ngàn tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó riêng cổ phiếu là xấp xỉ 6 ngàn tỷ đồng. Dĩ nhiên động thái tăng lãi suất cấp kỳ của FED tuần qua có thể làm thay đổi, nhưng cũng phải có chuỗi thời gian đủ dài để nhìn thấy được. Trong khi đó, ngắn hạn thị trường còn có đợt báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 trong tháng 7.

Đợt tăng lãi suất kế tiếp cũng có thể diễn ra trong dịp họp ngày 26-27/7 tới. FED được cho là có khả năng tăng tiếp 0,75 điểm phần trăm nữa. Dĩ nhiên còn nhiều số liệu khác để thị trường dò đoán con số, nhưng mức tăng vượt 0,75 điểm phần trăm xác suất gần như bằng 0. Ngược lại, nếu tình thế dịu đi, ví dụ giá dầu giảm hoặc không cao thêm nữa, hoàn toàn có thể FED chỉ tăng 0,5 điểm phần trăm. Đó là lợi thế tâm lý cho thị trường chứng khoán, vì áp lực lạm phát đã hạn nhiệt.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

6.6.2022

17,006.3

1,541.1

1,650.3

7.6.2022

18,763.2

1,432.0

1,278.5

8.6.2022

17,584.7

1,385.1

1,089.3

9.6.2022

13,179.2

1,119.0

917.3

10.6.2022

17,611.7

820.7

730.7

13.6.2022

19,901.5

1,051.9

1,266.6

14.6.2022

14,492.2

1,401.0

1,053.6

15.6.2022

16,196.1

1,036.4

1,269.6

16.6.2022

15,236.1

1,516.3

801.0

17.6.2022

17,272.0

1,951.2

1,596.2

Tác giả: Trọng Nghĩa

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến