Tỷ giá CNY/USD đã tăng 2,5% kể từ trung tuần tháng 6 khi Fed quyết định tăng lãi suất theo định hướng thắt chặt hơn chính sách tiền tệ.
Ngày 24/6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tuyên bố cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho một số ngân hàng thêm 0,5% từ ngày 5/7. Dự kiến khoảng 700 tỷ nhân dân tệ tương đương 107,65 tỷ USD sẽ được giải phóng nhờ động thái này của PBoC.
PBoC đã bất ngờ giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày 18/4 và tiếp tục giảm thêm 0,5% mới đây
Đây là lần thứ hai trong nửa năm qua PBoC quyết định hạ tỷ lệ này. Trung Quốc đã bất ngờ giảm 1% đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hầu hết các ngân hàng, xuống mức 16% đối với ngân hàng lớn và 14% đối với ngân hàng nhỏ hơn vào ngày 18/4. Theo Reuters, có khoảng 400 tỷ nhân dân tệ đã được giải phóng từ đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc này.
Bơm thêm 108 tỷ USD vào nền kinh tế, giá trị đồng nhân dân tệ đã chịu tác động trực tiếp ngay sau quyết định này. Hiện để đổi lấy 1 USD cần hơn 6,549 CNY. Ngay trong ngày hôm nay, tỷ giá đã tăng 0,63%.
Tỷ giá CNY/USD tiếp tục chuỗi ngày chuỗi ngày tăng không ngừng nghỉ kể từ khi Cục dữ trự liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% ngày 13/6. Sau 8 ngày liên tiếp tăng, đồng nhân dân tệ đã mất giá 2,5% so với đồng USD. Tuy nhiên, tính đầu năm, tỷ giá CNY/USD mới tăng 0,6%.
CNYđang mất giá khá nhanh so với USD
Các điều chỉnh chính sách tiền tệ của PBoC được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm tốc, vì chiến dịch giảm bớt đòn bẩy trong lĩnh vực tài chính và tình trạng căng thẳng thương mại với Mỹ.
Theo Bloomberg, 500 tỷ nhân dân tệ (tương đương gần 77 tỷ USD) được giải phóng tại 5 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước lớn nhất Trung Quốc và 12 ngân hàng thương mại cổ phần. Các ngân hàng cho vay được phép sử dụng số vốn này thực hiện chương trình đổi nợ lấy lấy cổ phần mà Trung Quốc triển khai từ năm 2016.
Cùng đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm xuống cũng sẽ giải phóng khoảng 200 tỷ nhân dân tệ để tài trợ cho các ngân hàng vừa và nhỏ tăng cường cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ.
Ông Wang Jun, kinh tế trưởng tại Zhongyuan Bank cho biết việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hỗ trợ các mắt xích yếu trong nền kinh tế không đảo ngược chính sách mà là một sự tinh chỉnh. Chính sách tiền tệ vẫn được PBoC giữ trung lập và thận trọng.
Nhưng theo chuyên gia kinh tế cấp cao Julian Evans-Pritchard của công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định hôm 25/6 quyết định của PBOC có thể dẫn đến các điều kiện tiền tệ nới lỏng hơn. Kinh tế Trung Quốc tăng mạnh trong năm ngoái (6,9%) và vẫn giữ đà vào đầu năm nay. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế hoài nghi về triển vọng nửa cuối năm. Dữ liệu kinh tế chính thức tháng 5 cho thấy tăng trưởng ở các khu vực quan trọng như xuất khẩu, đầu tư của khối doanh nghiệp và chi tiêu tiêu dùng đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo Người đồng hành
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy