Cụ thể, hoạt động bán ròng chiếm ưu thế nhưng áp lực bán ở mức thấp. Giá trị bán ròng ghi nhận ở mức 96 tỷ đồng. Áp lực bán đã quay trở lại và tập trung phần lớn trên lĩnh vực tài chính và bất động sản, dẫn dắt bởi hoạt động bán ròng tại các cổ phiếu SSI, STB, VCB, VIC, VHM, và KDH. Ngoài ra, nguyên vật liệu tiếp tục chịu áp lực bán ròng từ khối ngoại, tập trung chủ yếu ở cổ phiếu HPG.
Chiều ngược lại, hoạt động mua ròng tiếp tục được duy trì tại nhóm tiêu dùng thiết yếu, tập trung phần lớn ở các cổ phiếu VNM, MSN, và VHC.
Về dòng vốn ETF, dòng vốn tích cực tăng mạnh tại Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 106 triệu USD. Cụ thể, dòng vốn tích cực đạt mức kỷ lục tại Việt Nam và hoạt động của dòng vốn vẫn duy trì ở mức ổn định tại Singapore. Tuy nhiên, Indonesia và Thái Lan tiếp tục chịu áp lực rút vốn trong tuần trước.
Dòng vốn tích cực tại Việt Nam đạt mức kỷ lục trong tuần trước, ghi nhận ở mức 115 triệu USD. Cụ thể, lực cầu chỉ tăng mạnh tại 2 quỹ Fubon FTSE Vietnam và VFMVN Diamond với giá trị mua ròng lần lượt là 72,5 triệu USD và 40,2 triệu USD.
Đáng chú ý, dòng vốn tích cực đã bắt đầu lan sang các ETF chủ đạo khác như VNFIN Lead, FTSE Vietnam, và VFMVN30, điều này hàm ý rằng dòng vốn đang ở mức ổn định.
Trước đó, trong tháng 4, các động thái có phần quyết liệt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và rủi ro về suy thoái kinh tế tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư và mức phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính. Dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (rút ròng 22,4 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2020), các quỹ trái phiếu (rút ròng 29,8 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (rút ròng 37,9 tỷ USD).
Dòng vốn cổ phiếu vào thị trường phát triển (DM) đảo chiều sang rút ròng 35,3 tỷ USD, động thái rút ròng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021 do áp lực từ thị trường Mỹ.
Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) tăng mạnh, lên mức 12,9 tỷ USD (tăng 90,1% so với tháng 2 và gấp 3 lần cùng kỳ) nhờ định giá hấp dẫn. Trong năm 2021, cổ phiếu thị trường mới nổi ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn thị trường phát triển 24,5% trong khi mức này chỉ là 3,5% trong 4 tháng đầu năm nay.
Tại Việt Nam, dòng vốn ETF đã đảo chiều khởi sắc trở lại trong tháng 4 sau 2 tháng bị rút ròng, khi định giá thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn sau khi giảm tới 9,9% trong tháng 4. Tổng dòng vốn ETF trong tháng 4 ghi nhận bơm ròng với tổng giá trị đạt 1.690 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 9 tháng gần đây.
Tác giả: Mai Chi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy